VIÊM PHẾ QUẢN CẤP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản (tên gọi khác: cảm lạnh ngực) là khi bạn gặp tình trạng sưng và viêm ở đường ống dẫn không khí bên ngoài vào trong phổi. Thông thường, bệnh này sẽ được chia làm 2 dạng:

  • Viêm phế quản cấp tính: Là khi bạn bị bệnh gấp gáp, phải đối mặt với nhiều cơn ho. Tuy nhiên, bệnh sẽ có thể khỏi và có chiều hướng tích cực hơn trong vòng vài ngày.
  • Viêm phế quản mãn tính: Được chẩn đoán khi tình trạng bệnh này tái đi tái lại nhiều lần và trong thời gian dài. Hơn nữa, nếu ở dạng mãn tính sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều vì có khả năng chuyển hoá thành bệnh nặng hơn – bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trong thời tiết giao mùa, khi các loại vi khuẩn và virus dễ xâm nhập vào cơ thể con người hơn. Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể sẽ đến với những người có hệ miễn dịch yếu, cơ thể không khỏe mạnh, người già và trẻ nhỏ.

Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp. Viêm phế quản cấp sẽ chuyển sang thể mãn tính, nguy hiểm hơn là dẫn đến phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi, hen phế quản hay apxe phổi.

Triệu chứng của bệnh mà bạn có thể nhận ra

Ở giai đoạn đầu của bệnh lý, người bệnh có thể dựa vào một số triệu chứng sau để có những chẩn đoán cơ bản để đi khám và điều trị kịp thời:

  • Ho là một triệu chứng cơ bản, nhưng đó lại là biểu hiện chung của nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp chứ không riêng viêng phế quản cấp tính. Nếu là các bác sĩ có chuyên môn sẽ khác, dựa vào tiếng ho có thể dự đoán phần nào. Thông thường sẽ là ho khan, ho có đờm, ho theo cơn hay ho từng tiếng, kèm treo việc tức ngực và chảy nước mũi.
  • Ngoài ra, biểu hiện sổ mũi hay ngạt mũi bạn cũng nên lưu ý.
  • Hay tiết đờm màu xanh, màu trắng hay màu vàng.
  • Hay thở khò khè, cảm thấy khó chịu, nhiều khi thở bằng miệng nhiều hơn mũi.
  • Bạn có thể bị sốt cao, sốt theo cơn, số liên tục, hoặc không sốt.
  • Bạn bị đau họng, cảm thấy đau khi nuốt, họ sưng to hay nhỏ, ngứa rát tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn,…hệ miễn dịch không khoẻ mạnh.

Mặc dù đây là những triệu chứng chung nhưng cũng không dễ biết vì có nhiều ví dụ rất khác biệt. Nếu trẻ em có đờm, các bé dễ nuốt vào trong khiến ba mẹ không phát hiện ra, hoặc ở người hút thuốc, buổi sáng thức dậy cũng hay bị đờm. Nhìn chung, bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu lạ đầu tiên sẽ kịp thời chữa trị hơn.

Triệu chứng viêm phế quản cấp

Nguyên nhân gây ra bệnh?

Bệnh viêm phế quản cấp xảy ra do một số nguyên nhân cơ bản sau:

  • Hệ miễn dịch yếu hơn sau khi mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm dẫn đến virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
  • Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi làm kích ứng phế quản.
  • Sử dụng thuốc lá thường xuyên hay những người có bệnh liên quan đến phổi.
  • Thời tiết giao mùa dễ gây viêm phế quản cấp tính.
  • Người mắc bệnh trào ngược dạ dày có thể cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản.

Chẩn đoán viêm phế quản cấp

Có 2 cách chính dùng để chẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp:

Xét nghiệm để tìm ra bệnh

Có thể đây không phải là một điều quá cần thiết khi chẩn đoán bệnh này. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ vẫn yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm để xác định chính loại vi sinh nào gây ra bệnh rồi mới kê đơn điều trị cho phù hợp. Hoặc, trong trường hợp bệnh nhân dùng kháng sinh điều trị rồi nhưng không có tiến triển. Người bệnh cần làm xét nghiệm lại để tìm chính xác căn nguyên và kê thuốc sao cho hợp lý.

Tiến hành chụp X-quang bộ phận phổi

Người được chỉ định chụp X-quang là do ho nhiều, hay khạc đờm, người già hơn 75 tuổi, thở hơn 24 lần/phút, đo nhiệt độ hơn 38 độ C, mạch đập hơn 100 lần/phút, cảm nhận rela bị ẩm, đông đặc, và nổ khi khám phổi. Vì những chẩn đoán này sẽ xác định xem người đó có mắc viêm phế quản cấp không.

Điều trị viêm phế quản cấp

Phương pháp điều trị viêm phế quản cấp là làm giảm các triệu chứng ho, sốt, đau họng hay nghẹt mũi, sổ mũi; cũng như giúp cho bệnh nhân có thể thở một cách dễ dàng. Bệnh nhân nên bổ sung nhiều nước vào cơ thể, tạo cho mình không khí ấm và ẩm, uống cảm loại thuốc giảm ho sốt thông thường.

Điều trị viêm phế quản cấp

Thuốc điều trị viêm phế quản cấp

Thuốc ho

Bạn cần dùng thuốc ho không kê đơn nếu bạn ho nhiều trong lúc ngủ, bởi những cơn ho sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, nếu thuốc ho bạn dùng không làm hết bệnh, bạn nên nhờ bác sĩ kê đơn thuốc ho đặc trị.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được caccs bác sĩ kê khi nghi ngờ bạn mắc viêm phế quản cấp do nhiễm trùng vi khuẩn. Nếu như bạn hay hút thuốc hoặc phổi bị rối loạn mãn tính, dùng kháng sinh là cách hữu hiệu để bạn làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc khác nếu như bệnh nhân có tiền sử bệnh hen hay bị phổi tắc nghẽn mãn tính, trong đơn sẽ kê một số loại xịt hay thuốc giảm viêm, hoặc mở những đoạn phế quản bị thu hẹp.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phế quản cấp. Hy vọng thông qua bài viết này, bệnh nhân có thể nắm được phần nào những kiến thức về viêm phế quản cấp, đồng thời can thiệp và điều trị sớm nhất có thể.

Bài viết được đề xuất