VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ SƠ SINH: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh phải làm sao? Con trai tôi được 9 tháng tuổi, sức đề kháng vẫn còn yếu, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phế quản. Tôi khá lo lắng khi thấy bé hay ho, khó thở, người khá mệt mỏi. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Thanh Bình, Hải Phòng)

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm phế quản

Chào bạn Thanh Bình! Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Để giải đáp câu hỏi: “Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh phải làm sao?”, chúng ta nhất định phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là do đường thở dưới hay còn gọi là cuống phổi bị viêm nhiễm, sưng đau. Viêm phế quản khiến trẻ ho nhiều, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp, viêm phế quản mãn tính. Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản ở trẻ là:

  • Do trẻ bị nhiễm khuẩn dẫn đến trẻ sơ sinh bị viêm phế quản. Những loại vi khuẩn, virus thường gặp là phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,… Bên cạnh đó do trẻ sơ sinh có sức đề kháng bị yếu nên dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập.
  • Môi trường bị ô nhiễm cũng khiến hệ hô hấp của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng.
  • Trẻ hít phải khói thuốc hoặc hóa chất,… cũng gây viêm phế quản.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ.
  • Ngoài ra còn một số trường hợp làm trẻ bị viêm phế quản như do trẻ thiếu thoáng, trẻ bị sặc nước ối, tắm nước quá lâu, dùng điều hòa nhiều,…

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ có thể phát hiện trẻ bị viêm phế quản dưới đây:

  • Ho kéo dài
  • Sốt
  • Sổ mũi
  • Hắt hơi
  • Xuất hiện đờm: màu trắng hoặc xanh đặc.
  • Đổ nhiều mồ hôi.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Đau đầu, tức ngực.

Khi nào cần đưa bé đi khám?

Khi cha mẹ thấy con mình có những biểu hiện trên thì không tự ý điều trị tại nhà mà hãy đưa con đến ngay cơ sở y tế để xét nghiệm máu, chụp X-quang để được chữa trị sớm:

– Thở khò khè yếu ớt, tím tái.

– Có tiền sử bị hen suyễn.

– Nôn ói, sốt cao.

Thời gian điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh: Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là do nhiễm vi khuẩn thì sẽ chữa khỏi trong vòng 1 tuần. Còn nếu viêm phế quản chuyển sang viêm phổi thì sẽ chữa trị lâu hơn mới hoàn toàn bình phục.

Cách chữa viêm phế quản cho trẻ sơ sinh

Chữa viêm phế quản cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều bài thuốc chữa viêm phế quản cho trẻ em từ những nguyên liệu tự nhiên. Ưu điểm của cách này là an toàn, không gây tác dụng phụ cho bé.

  • Cao tỏi: Dùng 500g tỏi rửa sạch, băm nhuyễn trộn với 2 thìa mật ong được ninh thành cao rồi cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.
  • Nước mật ong kết hợp củ cải: Lấy 2 muỗng mật ong và 30g củ cải trắng. Rửa sạch gọt vỏ cải trắng rồi ép lấy nước rồi trộn cùng với mật ong, mẹ hãy cho bé uống ngày 2 lần sáng và tối để giảm tình trạng ho của bé.
  • Ô mai ngâm đường: Lấy khoảng 50g ô mai tươi rửa sạch, để ráo rồi cho vào bình ngâm với 500 đường, đậy nắp để nơi khô ráo. Khoảng 1 tuần thì cho bé uống nước ô mai để tan đường.
  • Gừng già và gạo: Chuẩn bị 30g gừng và 40g gạo trắng cho vào nồi rang. Tiếp đó đổ thêm 2 chén nước vào nấu khoảng 10 phút rồi cho bé uống khi còn nóng.
  • Quả quất: Dùng 500g quất tươi rửa sạch, cắt đôi cho vào bình thủy tinh ngâm với 10g mật ong và vài lát gừng. Đợi khoảng 5 ngày, nước cốt hòa cùng với mật ong rồi cho trẻ uống ngày 2 lần để đạt được kết quả. 
  • Tỏi: Trong tỏi có chứa hoạt chất Allicin sẽ giúp cải thiện máu lưu thông trong phổi nhờ vậy sẽ điều hòa nhịp thở. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa nhiều vitamin cùng các hoạt chất chống viêm sẽ rất tốt để chữa bệnh ở bé nên các mẹ đừng quá lo lắng!

Cách chữa viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Chữa viêm phế quản ở trẻ sơ sinh bằng thuốc tây

Các loại thuốc tây được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị tình trạng bệnh ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Thuốc kháng: Được dùng trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn.
  • Thuốc giãn phế quản nhóm xanthine, nhóm kháng cholinergic,…
  • Thuốc loãng đờm: Có nhiều loại thuốc loãng đờm giúp giảm độ dính của đờm như bromhexin, acetylcystein, carbocystein…

Cách chăm sóc và phòng tránh

Để phòng tránh và chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà, mẹ cần:

– Vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh đờm bị ứng đọng.

– Giữ ấm cho trẻ.

– Cho trẻ uống nhiều nước: Việc này sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng.

– Cho trẻ sơ sinh bú nhiều sữa hơn.

– Massage ngực và cổ cho bé để giảm thiểu độ khò khè.

Có rất nhiều cách chữa viêm phế quản ở trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo ở trên. Với những thông tin trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc. Nếu trẻ có những biểu hiện trên hãy nhanh chóng đưa trẻ đến ngay bệnh viện để khám và điều trị.

Bài viết được đề xuất