Người bị bệnh gout có ăn được thịt vịt, ngan không?

Thịt vịt là nguồn thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gout thì có nên sử dụng loại thịt này hay không? Để trả lời cho câu hỏi bệnh gout có ăn được thịt vịt, bạn đọc hãy theo dõi những thông tin ở phần bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt, ngan

Thịt vịt và thịt ngan là nguồn cung cấp lượng khoáng chất, vitamin và protein rất dồi dào. Trong thịt vịt có chứa lượng protein rất dồi dào. Bên cạnh đó, thịt còn chứa các loại khoáng chất và vitamin như:

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt, ngan
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt, ngan
  • 13% vitamin B1.
  • 12% vitamin B3.
  • 10% vitamin B5.
  • Vitamin B6 9%.
  • Vitamin C 5%.
  • Vitamin K 7%.

Bên cạnh đó, trong thịt vịt còn chứa các loại vitamin khác như vitamin b12, folate, vitamin A, vitamin K. Với hàm lượng dinh dưỡng trên, việc sử dụng thuốc vịt sẽ có tác dụng:

  • Tăng cường quá trình trao đổi chất hiệu quả.
  • Tốt cho hoạt động của hệ thống tim mạch.
  • Phòng chống ung thư.
  • Hạn chế chứng trầm cảm.
  • Tăng cường sức khỏe cho mắt.
  • Ngăn ngừa tình trạng viêm khớp, thoái hóa xương, loãng xương, đặc biệt là ở những người cao tuổi. 

Người bị bệnh gout có ăn được thịt vịt, ngan không?

Theo ý kiến của các chuyên gia, trong thịt ngan và thịt vịt thường chứa một lượng purin nhất định. Một khi purin bị phân hủy ở trong cơ thể sẽ tạo thành hoạt chất acid uric và gây ra bệnh gout. Chính vì vậy, việc sử dụng quá nhiều thịt vịt, thịt ngan sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.

Hàm lượng purin có trong thịt vịt tương đối cao, trong 100gr thịt thướng chứa tới 138mg. Chính vì vậy, người mắc bệnh gout hạn chế hoặc không nên ăn nhiều thịt vịt và thịt ngan. Nếu muốn ăn thịt vịt, bạn chỉ nên dùng với một lượng vừa phải. Nếu mắc bệnh gout mãn tính hoặc triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng, bạn nên tránh sử dụng thịt ngan và thịt vịt.

Cách tiêu thụ thịt vịt, ngan cho người bệnh gout

1. Bộ phận sử dụng

Thịt gia cầm và thịt vịt có hàm lượng chất béo khá cao, đặc biệt nhất là ở vùng da. Chính vì vậy, khi mắc bệnh gout, bạn chỉ nên dùng thịt nạc hoặc các phần thịt trắng không chứa mỡ. Bạn nên hạn chế sử dụng phần thịt tối màu tại các bộ phận như đùi hoặc cánh. Nguyên nhân là do hàm lượng purin tại các bộ phận này đều chứa khá nhiều chất béo và lượng purin rất cao. Những chất này có thể khiến cho nồng độ acid uric ở máu bị tăng cao.

2. Liều lượng sử dụng

Do thịt ngan và thịt vịt được phân vào nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao nên mỗi bữa ăn, người bệnh chỉ nên tiêu thụ từ 40 đến 60 gram. Bên cạnh đó, bạn không nên dùng thịt vịt liên tục, mỗi tuần không nên dùng quá 100gr thịt. 

3. Cách chế biến thịt vịt cho người bệnh gout

Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bạn nên chế biến thịt vịt bằng việc luộc, hấp hoặc nướng. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng thịt vịt xào, chiên quá nhiều dầu mỡ bởi sẽ khiến cho lượng acid uric ở trong máu tăng cao. Khi ấy, các triệu chứng của bệnh gout sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị gout cũng nên hạn chế dùng quá nhiều thịt vịt đã được chế biến sẵn hoặc các loại đồ ăn nhanh. Bởi lẽ, những thực phẩm này thường có lượng lớn chất bảo quản và sẽ khiến cho triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Lưu ý khi sử dụng thịt vịt cho người bệnh gout

Khi sử dụng thịt vịt, người mắc bệnh gout nên lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Không sử dụng nội tạng động vật như tim, gan bởi chúng có chứa lượng cholesterol và chất béo khá cao. Những thành phần này có thể khiến cho lượng acid uric ở trong máu bị tăng cao.
  • Không sử dụng nước hầm xương và nước luộc từ thịt vịt bởi lẽ, cách chế biến này sẽ có thể khiến cho lượng purin trong món ăn bị tăng cao và các triệu chứng bệnh sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Để tăng cường bổ sung khoáng chất, vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể, bạn nên sử dụng thịt vịt cùng với các loại rau củ quả tươi.
  • Bạn tuyệt đối không được sử dụng da vịt, bởi lượng chất mỡ ở da vịt khá cao. Khi tiêu thụ quá nhiều chất béo, nồng độ acid uric trong máu sẽ bị tăng cao và tình trạng bệnh sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
  • Không sử dụng cánh vịt, đùi vịt bởi những bộ phận này thường có hàm lượng purin rất cao và có thể sẽ khiến cho những triệu chứng của bệnh gút ngày càng trở nên trầm trọng.
  • Không sử dụng kết hợp giữa thịt vịt và những loại thịt có chứa hàm lượng purin cao như thịt gà hay một số loại thịt khác. Nếu như trong bữa ăn hằng ngày đã có thịt vịt, bạn nên tránh sử dụng cá và những loại thịt khác.

Bệnh gout ăn được thịt gì?

Khi mắc bệnh gout, bạn nên hạn chế sử dụng thịt vịt cũng như một số loại thịt có chứa hàm lượng purin cao. Tuy nhiên vẫn có một số loại thịt mà bạn có thể sử dụng để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể. Trong đó có thể kể đến như:

Bệnh gout ăn được thịt gì?
Bệnh gout ăn được thịt gì?
  • Thịt gà: Hàm lượng purin có ở thịt gà thường khá thấp và không gây ảnh hưởng tiêu cực đối với những người đang mắc bệnh gout. Tuy vậy, khi ăn thịt gà, bạn chỉ nên sử dụng phần thịt nạc, thịt ức hoặc các phần mà không chứa mỡ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tránh sử dụng phần thịt mỡ và da gà.
  • Thịt trắng: Những loại thịt trắng như thịt gia cầm, thịt lợn có chứa hàm lượng purin khá thấp. Chính vì vậy, việc tiêu thụ các loại thịt này sẽ không gây ảnh hưởng tới những người mắc bệnh gout.
  • Thịt cá nước ngọt: Các loại cá nước ngọt như cá quả, cá chép thường có hàm lượng purin thấp. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng bởi sẽ không gây bùng phát các triệu chứng của bệnh gout.

Bệnh gout có ăn được thịt vịt không? Mọi vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua bài viết. Hy vọng với những nguồn thông tin quan trọng này, bạn sẽ biết cách sử dụng thịt trong chế độ ăn hàng ngày để không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh lý. 

Bài viết được đề xuất