Bệnh gout có lây hay di truyền qua đời khác không?

Bên cạnh phương pháp điều trị, những thắc mắc liên quan tới vấn đề bệnh gout có lây không cũng được khá nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn đó cùng nhiều thông tin hữu ích. 

Thông tin cần biết về bệnh gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp đặc biệt, xuất hiện bởi sự tích tụ của axit uric tại các khớp gây nên những cơn đau đớn, khó chịu cùng tình trạng sưng đỏ, nóng khớp. Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài khoảng 12 giờ. Nếu bệnh không được điều trị sớm, các cơn gout cấp tính sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính với các hạt tophi có kích thước khác nhau. 

Bệnh gout thường gặp ở người lớn tuổi, tuy nhiên, hiện nay nhiều người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao do thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa lành mạnh.

Các giải pháp điều trị bệnh gout thường là sử dụng thuốc theo toa dưới sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, đây là bệnh rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài sử dụng thuốc, việc thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập hàng ngày cũng mang lại những ý nghĩa nhất định đối với quá trình đẩy lùi bệnh gout. 

Bệnh gout có lây hay di truyền qua đời khác không?

Bệnh gout có lây không?

Các chuyên gia khẳng định rằng gout không có khả năng lây lan từ người này sang người khác hoặc khớp này sang khớp khác. Bởi nguyên nhân hình thành nên gout là do hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến tích tụ các tinh thể muối urat, dẫn đến những cơn đau ở khớp. 

Bệnh gout có lây không?
Bệnh gout có lây không?

Các triệu chứng của gout có thể xuất hiện tại một hoặc một số khớp, bùng phát và kéo dài trong 1 vài ngày hoặc vài tuần. Nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh theo chiều hướng xấu, ngay khi gặp những dấu hiệu nghi gout, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. 

Bệnh gout có di truyền không?

Bên cạnh yếu tố gia tăng của axit uric trong máu, một số nghiên cứu đã xác định có hàng chục gen khác nhau có thể đóng một vai trò nhất định trong việc phát triển bệnh gout. Do đó, các chuyên gia cho biết, di truyền là một trong những tác nhân nội sinh có thể làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout.

Nhiều thay đổi trong cấu trúc di truyền, dù chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout. Hầu hết các gen đột biến dẫn đến bệnh gout đều có vai trò vận chuyển urat, là sản phẩm phụ của một số quá trình sinh hóa bình thường. Các gen khác thường có liên quan đến việc vận chuyển, phân hủy đường hoặc vận chuyển các phân từ nhỏ khác. Ngoài ra, còn có một số gen dẫn đến bệnh gout nhưng không có vai trò rõ ràng trong cơ thể. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout mà bạn cần lưu ý:

Thực phẩm chứa nhiều nhân purin

Việc thu nạp quá nhiều thực phẩm có chứa purin sẽ tác động không nhỏ tới sự chuyển hóa và đào thải axit uric của thận, dẫn đến sự tích tụ trong máu, gây nên bệnh gout.

Bởi vậy, trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau đây: Thịt đỏ, nội tạng động vật, cá béo, hải sản,…

Ngoài ra, trong một số loại rau như súp lơ, măng tây, các loại nấm cũng có chứa hàm lượng lớn purin. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng purin có trong nhóm thực phẩm này không dẫn đến sự gia tăng axit uric trong máu, nên người bệnh có thể sử dụng bình thường. 

Rượu, bia và các chất kích thích

Khi uống rượu, bia hoặc các chất kích thích, thận sẽ ưu tiên loại bỏ chất cồn ra khỏi cơ thể, điều này làm giảm khả năng bài tiết axit uric, khiến tinh thể axit  tích tụ trong máu, là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout.

Chính vì thế, những người có nguy cơ bị bệnh gout cao hoặc đang mắc bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có cồn.

Đồ ngọt

Những thực phẩm chứa nhiều đường khiến cơ thể dư thừa fructose, gia tăng lượng đường trong máu. Điều này có thể gây tích tụ các axit uric trong cơ thể và gây nên bệnh gout. 

Một số loại đồ ngọt mà bạn cần tránh đó là: Nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, các loại bánh ngọt, nước ép trái cây cô đặc,…

Thuốc làm tăng axit uric trong máu

Việc lạm dụng một số loại thuốc như: Aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, Cyclosporine, Thuốc hóa trị,… cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng các loại thuốc này mà cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ chuyên môn. 

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh gout cũng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:

  • Chấn thương
  • Béo phì
  • Bệnh tiểu đường
  • Căng thẳng, stress

Cách phòng ngừa bệnh gout

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh gout mà bạn có thể tham khảo áp dụng bao gồm:

Thay đổi chế độ ăn uống

Đây được xem như giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc dự phòng những triệu chứng của bệnh gout. Như những phân tích ở phần trên, các thực phẩm giàu nhân purin sẽ tác động rất lớn tới sự hình thành và phát triển của bệnh gout. Do đó, hạn chế những thực phẩm này là điều cần thiết. 

Cách phòng ngừa bệnh gout
Cách phòng ngừa bệnh gout

Ngoài ra, trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cũng cần loại bỏ các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi để tạo điều kiện cho thận được hoạt động tốt nhất nhằm đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. 

Từ bỏ thói quen uống rượu, bia

Rượu và bia là một trong những nguyên nhân gây tăng axit uric trong máu và dẫn đến bệnh gout. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cồn và men bia là một trong những yếu tố có khả năng cung cấp purin cho cơ thể, gây ra những triệu chứng của bệnh gout. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống chứa cồn hoặc đồ uống lên men.

Duy trì cân nặng hợp lý

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout, bạn cũng cần duy trì cân nặng một cách hợp lý với chế độ ăn và luyện tập khoa học. Ngoài ra, trong quá trình giảm cân, người bệnh nên tránh tình trạng căng thẳng quá mức hoặc mất nước. Điều này có thể dẫn đến bùng phát các cơn gout cấp.

Hy vọng với những thông tin vừa rồi đã giúp quý độc giả tháo gỡ được thắc mắc bệnh gout có lây không? cùng những biện pháp phòng ngừa gout hiệu quả. Chúc các bạn áp dụng thành công và có một sức khỏe tốt. 

Bài viết được đề xuất