Bệnh gút có ăn được rau muống hoặc rau lang?

Bệnh gút có ăn được rau muống hay rau lang không là thắc mắc của rất nhiều người. Hiểu rõ hơn về vấn đề này qua phần giải đáp của bác sĩ trong bài viết dưới đây. 

Bệnh gút có ăn được rau muống không? 

Rau muống được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Loại cây là rất dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn. Hàm lượng dinh dưỡng của rau cũng rất đa dạng. Cụ thể, một số thành phần nổi bật trong rau muống là: 

Bệnh gút có ăn được rau muống không? 
Bệnh gút có ăn được rau muống không?
  • Năng lượng 
  • Protein 
  • Tro 
  • Canxi 
  • Sắt, Phốt pho, Canxi
  • Chất xơ 
  • Nước 
  • Vitamin C – B1 – B2 – PP  

Theo nhận định của các chuyên gia, người bệnh gút không nên ăn rau muống. Dưỡng chất trong rau muống nhiều nhưng hàm lượng nhân Purin có trong rau cũng không ít. Dù không bị liệt vào nhóm thực phẩm tối kỵ cho người bệnh gút nhưng nếu có sự lựa chọn khác bạn không nên ăn rau muống. 

Trở về với nguyên nhân hình thành bệnh bệnh gút. Đây là bệnh lý hình thành do sự rối loạn chuyển hóa Purin. Tình trạng này làm tăng nồng độ axit uric trong máu, từ đó dẫn đến sự kết tủa của các tinh thể muối urat tại khớp. 

Người bệnh gút thường có biểu hiện đau nhức dữ dội, sưng viêm tại vị trí khớp bị tổn thương. Nếu bệnh tiến triển nặng, quanh khớp có thể hình thành nên các hạt Tophi, ảnh hưởng đến vận động, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các triệu chứng nguy hiểm. Do vậy, bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh tránh xa các thực phẩm có chứa nhiều Purin để tránh ảnh hưởng đến bệnh.

Nghiên cứu khoa học còn chỉ ra thành phần rau muống có một số hoạt chất có khả năng kích hoạt phản ứng viêm, từ đó hình thành nên các cơn gút cấp. Hàm lượng hoạt chất Oxalat trong rau muống cao có thể gây ra kết tủa ở thận, lâu ngày dẫn đến sỏi thận. Việc đào thải axit uric sẽ bị ảnh hưởng nếu chức năng thận bị suy yếu. 

Trong trường hợp quanh khu vực khớp bị gút xuất hiện hạt Tophi người bệnh càng nên tránh ăn rau muống. Theo kinh nghiệm điều trị, bác sĩ cho biết ăn rau muống trong trường hợp này có thể dẫn đến các tổn thương hở, từ đó hình thành lên sẹo lồi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Bệnh gút có ăn được rau lang không? 

Rau lang cũng được nhiều người sử dụng do dễ kiếm, rẻ và chế biến không quá cầu kỳ. Loại rau này cũng chứa rất nhiều thành phần hoạt chất tốt cho sức khỏe như: 

  • Nước 
  • Tinh bột 
  • Protein
  • Vitamin C – PP – B1 – B2
  • Canxi, Phốt pho, Sắt 
  • Chất xơ 

Khác với rau muống, người bệnh gút có thể ăn được rau lang. Không những không gây hại, rau lang có thể giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng tương đối hiệu quả. 

Cụ thể, rau lang có thành phần chất diệp lục có khả năng làm sạch máu và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả. Một lượng lớn axit uric sẽ được đưa ra ngoài theo quá trình đào thải này. 

Hàm lượng chất xơ trong rau lang sẽ nâng cao chức năng của hệ thống tiêu hóa, ổn định đường huyết. Điều này giúp sức khỏe của người bệnh tốt hơn, quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể thuận tiện hơn. 

Bệnh gút có ăn được rau lang không? 
Bệnh gút có ăn được rau lang không?

Hợp chất Beta Cryptoxanthin được tìm thấy trong rau lang đã được khoa học chứng minh có hiệu quả tốt đến sức khỏe xương khớp. 2 tác dụng điển hình của hoạt chất này là giảm đau nhức và tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, Beta Cryptoxanthin cũng giúp người bệnh ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính. 

Với những lợi ích kể trên, người bệnh nên cân nhắc bổ sung rau lang vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Trong quá trình chế biến và sử dụng rau lang, người bệnh gút cần lưu ý không ăn khi bụng đang đói và cần chế biến kỹ rau trước khi ăn. 

Người bệnh gút nên ăn những loại rau nào?

Rau muống cần hạn chế sử dụng, rau lang có tác dụng nên tốt nên cần tăng cường bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. Vậy ngoài ăn rau lang, bạn có thể thay thế bằng các loại rau nào khác? 

Theo các bác sĩ, người bệnh gút nên ăn các loại rau sau: 

  • Cải xanh: Hàm lượng Vitamin C trong rau cải xanh có khả năng chống viêm, giảm đau và đặc biệt là đẩy nhanh tốc độ làm lành tổn thương. Hàm lượng Vitamin K giúp người bệnh giảm Cholesterol trong máu, nâng cao sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa loãng xương. Ăn cải xanh còn giúp lợi tiểu, từ đó giúp axit uric đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. 
  • Bông cải xanh: Thành phần của bông cải xanh hầu như không chứa Purin. Thành phần dinh dưỡng trong loại rau này cũng cao nên người bệnh có thể cân nhắc bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. 
  • Lá lốt: Lá lốt giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng gút rất hiệu quả nhờ việc chứa nhiều hoạt chất chống viêm, giảm đau và cải thiện tuần hoàn máu. Trong đó đặc biệt phải kể đến là Alcaloid và Flavonoid. 

Ngoài các loại rau nên ăn thì người bệnh cũng nên tránh xa các loại rau sau để không làm bệnh tiến triển xấu đi: 

  • Măng tây: Trong 100g măng tây có chứa tới 150mg nhân Purin. Người bệnh gút sử dụng nhiều có thể làm tăng hàm lượng axit uric trong máu. Các triệu chứng bệnh do vậy sẽ nghiêm trọng hơn. 
  • Giá đỗ: Giá đỗ rất mát, nhiều nước nhưng không phù hợp với người bệnh gút do chứa hàm lượng Protein và Purin cao. 
  • Rau dền: Hàm lượng Purin trong rau dền không cao nhưng lại chứa một lượng lớn axit Oxalic. Đây là yếu tố làm tình trạng viêm khớp trở nên trầm trọng hơn. 

Người bệnh gút nên chế biến các loại rau ở dạng hấp, luộc hoặc nấu canh. Đây là cách dùng vừa giữ được tối đa hàm lượng chất dinh dưỡng, vừa không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bệnh lý. Đặc biệt, rau sử dụng cần được đảm bảo về nguồn gốc và độ an toàn. Trước khi chế biến, bạn cần ngâm kỹ với nước muối loãng hoặc rửa lại nhiều lần để loại bỏ sạch bụi bẩn, vi khuẩn bám trên rau. 

Người bệnh cũng đặc biệt chú ý không nên chế biến rau theo cách xào hoặc dùng với các thực phẩm có chứa Purin khác. Điều này sẽ làm nồng độ axit uric tăng cao, từ đó khiến gút phát triển nặng.

Trên đây là thông tin tổng hợp giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề bệnh gút có ăn được rau muống và rau lang không? Bài viết cũng cung cấp thêm một số loại rau tốt và gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân gút. Bạn hãy tham khảo và kết hợp sử dụng trong thực đơn ăn uống hợp lý. 

Bài viết được đề xuất