Cây bầu đất hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây kim thất từ lâu đã được sử dụng như một loại rau để chế biến nhiều nhóm ăn như nấu canh, luộc hoặc xào…Theo Đông y thì cây bầu đất có tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu hoặc dùng để điều trị bệnh viêm phế quản, đau nhức xương khớp cũng vô cùng hiệu quả.
Thông tin về cây bầu đất
Cây bầu đất có tên khoa học là Gynura procumbens (Lour) Merr, là một chi thuộc phân họ Cúc (Asteroideae), tông xuyên liên (Senecioneae). Được các nhà khoa học mô tả đầu tiên vào những năm 1923.
Tên gọi khác: Trong dân gian loại cây này có rất nhiều những tên gọi khác nhau như cây kim thất, rau bầu đất, rau lủi, rau lúi, rau kim thất, khảm khon…
Hình ảnh của cây bầu đất
Cây bầu đất là loại cây thân thảo, khi cây trưởng thành có độ cao trung bình khoảng 1m, thân cây màu tím và mọng nước có nhiều cành nhỏ mọc ra từ thân cây.
- Lá cây mọc so le với nhau qua các cành, lá cây dày, nhẵn nhụi trên bề mặt, lá thuôn nhọn ở hai đầu, mép lá cây có răng cưa. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt phía dưới có màu tím sẫm vô cùng đặc trưng. Ngửi bằng mũi các bạn có thể thấy mùi tương tự như mùi thuốc Bắc.
- Hoa thường mọc thành cụm nhiều bông màu vàng, cánh hoa dạng sợi và hơi quăn lại một chút. Hoa cây bầu đất thường mọc tại vị trí phần kẽ lá và đầu cành cây
- Quả bầu đất có kích thước nhỏ chỉ khoảng bằng ngón tay cái, có hình trụ, bên ngoài được phủ một lớp lông màu trắng và mọc dày hơn ở phần trên đỉnh.
- Thời điểm thích hợp để cây ra hoa và kết trái là vào thời điểm mùa xuân
Cây bầu đất thường phân bố ở đâu?
Đây là loại cây phân bố rộng khắp ở các vùng nhiệt đới, từ châu phi cho tới các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Thông thường các bạn sẽ gặp loại cây này nhiều nhất ở những quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines …
Ở nước ta cây bầu đất thường mọc hoang ở ven rừng, ven đồi núi, trên vách đá, ven bãi suối hoặc những nơi có khí hậu ấm áp
Cách trồng cây bầu đất
Thời vụ trồng rau bầu đất: Loại cây này có thể trồng được quanh năm, để tạo điều kiện cho cây phát triển được tốt nhất các bạn nên tiến hành trồng cây vào thời điểm mùa Xuân là thích hợp nhất.
Đất trồng rau bầu đất (kim thất): Loại cây này không kén đất trồng, chỉ cần chú ý tới khả năng thoát nước tốt của đất là được. Để đất có đủ chất dinh dưỡng các bạn cũng phải cày cuốc cho đất tơi xốp và bón một chút phân, lên luống chồng.
Kỹ thuật trồng cây bầu đất: Có thể sử dụng các biện pháp như gieo hạt, hom cành và thân cây…Đối với phương pháp hom cành các bạn nên chọn những cành khỏe mạnh, không quá non vì sẽ khó phát triển về sau. Còn với gieo hạt các bạn phải tiến hành ủ hạt để đến khi lên mầm sau đó mới đem gieo trồng, khoảng cách của mỗi cây nên cách khoảng 15-25cm
Chăm sóc: Đây là một loại cây ưa ẩm, chính vì thế mà các bạn cần phải thường xuyên tưới nước hàng ngày, ngoài ra cũng cần phải có những biện pháp làm cỏ để tạo khoảng trống giúp cây phát triển thuận lợi nhất.
Tác dụng của cây bầu đất
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, trong cây bầu đất có chứa một hàm lượng các trích xuất của Gynura procumbens, chất này có tác dụng chống viêm nhiễm, đau nhức, kiểm soát lượng đường và mỡ trong máu … rất tuyệt vời. Chính vì thế người ta thường sử dụng cây rau bầu đất trong điều trị một số trường hợp sau:
- Hỗ trợ chữa trị căn bệnh đái tháo đường
- Sử dụng để chữa bệnh viêm họng, ho khan, ho có đờm, ho gió
- Chữa bệnh viêm phế quản, các bệnh liên quan đến đường hô hấp…
- Sát trùng các vết thương đang chảy máu, bầm tím do va đập
- Đái dầm ở trẻ nhỏ, đái dắt hoặc tiểu buốt
- Một số trường hợp sử dụng để chữa căn bệnh táo bón, kiết lỵ
Ngoài ra, bên trong rau bầu đất cũng có chứa hàm lượng các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể vô cùng lớn như: Vitamin C; carotene, gluxit, chất xơ, protein, tro…
Cách sử dụng cây bầu đất hiệu quả
Cây bầu đất rất có lợi đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng loại cây này như thế nào để có thể phát huy tối đa những hiệu quả trong quá trình sử dụng để điều trị bệnh.
Chữa bệnh tiểu đường
Mỗi lần các bạn có thể chuẩn bị khoảng 10 lá rau bầu đất, rửa sạch bằng nước, có thể ngâm nước muối để cho sạch. Nhai và nuốt lá cây bầu đất, mỗi ngày các bạn thực hiện 2 lần vào thời điểm buổi sáng và buổi chiều trước mỗi bữa ăn. Cách làm này có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu và hoàn toàn không gây ra các tác dụng phụ.
Trị chứng khí hư, bạch đới
Để chữa trị căn bệnh này các bạn cần chuẩn bị 40g lá cây bầu đất; rễ củ gai sao vàng, cỏ xước, hoa kim ngân mỗi vị 15g; cam thảo đất 16g. Rửa sạch rất cả các nguyên liệu kể trên sau đó để ráo nước. Cho vào ấm sắc cùng với 500ml nước, đến khi nước cạn còn khoảng một nửa thì có thể tắt bếp, chia thành 2 phần uống trong ngày.
Chữa bệnh táo bón, kiết lỵ
Sử dụng một nắm lá cây bầu đất, rửa sạch và cho vào cối giã nát. Sau đó bỏ ra một chiếc bát sạch hòa cùng với 300ml nước đun sôi để nguội, lọc lấy phần nước qua một tấm vải. Chia thuốc thành 2 phần bằng nhau , uống vào buổi sáng và chiều là tốt nhất.
Chữa tiểu buốt, đái són, đái dầm ở trẻ nhỏ
Chuẩn bị 100 lá cây bầu đất tươi, rửa sạch và luộc lên như luộc canh. Ăn cùng với cơm, lá rau luộc có thể chấm nước mắm để ăn, còn nước có thể uống như nước canh. Uống trong khoảng thời gian các bạn sẽ cảm thấy tình trạng bệnh được cải thiện một cách đáng kể.
Bài viết cung cấp đầy đủ những thông tin về cây bầu đất (cây kim thất). Nếu biết sử dụng loại cây này phù hợp thì chúng sẽ đem lại rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Chính vì thế các bạn có thể trồng cây bầu đất ngay trong khu vườn nhà mình để vừa có nguồn rau sạch, lại vừa có một nguồn nguyên liệu thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.