Top các loại thuốc điều trị bệnh gout hiệu quả nhất

Thuốc trị bệnh gout được bác sĩ chỉ định nhằm mục đích giảm độ axit uric trong máu, cải thiện các triệu chứng, dự phòng và điều trị các đợt gout cấp tính xảy ra. Giai đoạn phát triển và tình trạng sức khỏe của người mắc sẽ quyết định loại thuốc được sử dụng. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến bệnh các loại thuốc trị gout được bác sĩ đánh giá cao, mang lại hiệu quả tốt.

Trong quá trình phân hủy Purin, cơ thể sẽ đồng thời sản sinh ra axit uric. Nếu không được đào thải kịp thời, hoạt chất này sẽ lắng đọng trong cơ thể gây ra các đợt gout cấp và sau đó là mãn tính. Triệu chứng điển hình mà người bệnh gặp phải là tình trạng đau nhức dữ dội phần khớp tổn thương một cách đột ngột, sưng đỏ… Để ngăn chặn các chứng kể trên, người bệnh tìm đến các loại thuốc trị bệnh gout. Mỗi loại thuốc có tác dụng chính khác nhau. Bác sĩ sẽ chỉ định dựa vào kết quả chẩn đoán cận lâm sàng của người bệnh.

Các loại thuốc trị bệnh gout tốt và hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:

Thuốc NSAIDs – nhóm thuốc kháng viêm không Steroid

Nhóm thuốc kháng viêm không Steroid được áp dụng với mục đích kiểm soát các triệu chứng viêm và đau nhức do gout gây ra. Không chỉ có tác dụng giảm đau, thuốc có tác dụng tốt trong việc cải thiện viêm và sưng khớp.

Thuốc NSAIDs
Thuốc NSAIDs

Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, Ketoprofen… là một số loại thuốc NSAIDs phổ biến được áp dụng với các triệu chứng gout nhẹ. Nếu đau dữ dội, các triệu chứng xuất hiện khác xuất hiện nghiêm trọng, người bệnh phải sử dụng nhóm thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2 để giảm đau, kháng viêm như Meloxicam, Celecoxib hoặc Etoricoxib.

Thuốc NSAIDs chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Người bị suy thận, suy gan nặng
  • Người bị viêm loét dạ dày tiến triển
  • Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú
  • Người mắc bệnh lý chảy máu không kiểm soát
  • Người bị dị ứng với thành phần của thuốc

Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể xảy ra một số tác dụng phụ như buồn nôn/nôn, khó tiêu, đầy hơi, tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch… Nghiêm trọng hơn, thuốc có thể gây độc ở những người mắc bệnh thận. Người bệnh cần hết sức lưu ý để tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc trị bệnh gout – Corticoid

Khi nhóm NSAIDs không đáp ứng tốt thì bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh các loại thuốc thuốc nhóm Corticoid. Thuốc có công dụng kháng viêm và giảm đau mạnh hơn so với nhóm NSAIDs nhưng tác dụng phụ của nó cũng nghiêm trọng hơn. Trong đó có thể kể đến như:

  • Loãng xương
  • Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ em
  • Tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng nhãn áp
  • Gây ra tình trạng chậm lành vết thương …

Với những tác dụng phụ được liệt kê trên, các bác sĩ khuyến cáo những người bị dị ứng với Corticoid, người bệnh viêm gan A và B, loãng xương, bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm chưa kiểm soát và người bị tăng huyết áp, đái tháo đường không nên sử dụng thuốc trong điều trị.

Thuốc Colchicine

Đây là loại thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị gout cấp cũng như dùng áp dụng để phòng ngừa gout. Colchicine hoạt động dựa vào việc ức chế quá trình tạo thành axit lactic, cân bằng lại nồng độ PH, ngăn ngừa các kết tủa gây viêm mô khớp của các tinh thể Monosodium Urate.

Đặc biệt, thuốc có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Các triệu chứng bệnh gout được kiểm soát. Các bác sĩ cho biết, thuốc có tác dụng kháng viêm nhưng không đặc hiệu.

Thông thường, người bệnh sẽ dùng thuốc để điều trị và dự phòng các đợt tái phát của gout cấp. Với các trường hợp người bị bí tiểu, người suy thận, suy gan nặng, người bị dị ứng với các thành phần của thuốc, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng.

Liều lượng sử dụng với từng bệnh nhân là khác nhau. Thời gian uống thuốc, liều lượng cũng được điều chỉnh lại phù hợp. Cụ thể:

  • Nếu dùng Colchicine trong điều trị gout cấp, liều khởi đầu là 1mg/lần (sau 1h được uống thêm 0,5mg/lần), liều duy trì là 0,5mg/lần (ngày uống 1 -2 lần). Một ngày không dùng quá 3 lần với liều lượng 0,5mg/lần.
  • Nếu dùng phối hợp với các loại thuốc khác, liều lượng khuyến cáo là 1mg/lần/ngày
  • Nếu dùng dự phòng gout cấp, liều lượng uống là 0,5mg/lần và không quá 3 lần/ngày
  • Nếu dùng điều trị bệnh gout mạn tính, người bệnh uống 1mg/lần/ngày vào buổi tối

Giá bán tham khảo của thuốc khoảng 28 nghìn đồng một hộp 20 viên, mỗi viên có trọng lượng 1mg.

Thuốc Probenecid

Probenecid là loại thuốc nằm trong nhóm Uricosuric, có tác dụng tăng cường khả năng đào thải axit uric trong máu, ức chế quá trình sản xuất và tích tụ axit uric trong máu. Với tác dụng này, thuốc được áp dụng để người bệnh gout điều trị và dự phòng tái phát.

Thuốc Probenecid
Thuốc Probenecid

Probenecid có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác, tùy thuộc vào mục đích mà bác sĩ mong muốn đạt được. Một số trường hợp muốn tăng nồng độ kháng sinh trong máu có thể cân nhắc sử dụng kết hợp Probenecid với Penicillin.

Chống chỉ định Probenecid cho các trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với thành phần thuốc
  • Trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Người bị sỏi thận do tích tụ quá nhiều axit uric
  • Người bệnh gout cấp hoặc lên cơn gout khi đang hoạt động do có thể làm tình trạng viêm thêm trầm trọng hơn.

Về liều lượng, nếu dùng đơn lẻ người bệnh uống 250mg/lần, một ngày 2 lần ở liều khởi đầu và duy trì trong 7 ngày. Với các liều duy trì, bạn uống 500mg/lần, ngày uống 2 lần. Liều duy trì có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Probenecid có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, chán ăn, viêm nướu, dị ứng, nổi mề đay… Trong thời gian đầu sử dụng, người bệnh có thể bị lắng đọng axit uric gây ra sỏi thận hoặc xuất hiện các cơn gout cấp. Dù ít gặp nhưng một số trường hợp dùng Probenecid có thể bị thiếu máu nặng.

Dù lựa chọn điều trị bằng loại thuốc nào, người bệnh cần sử dụng theo đúng yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa, cân nhắc kỹ giữa tác dụng phụ và lợi ích đạt được. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được tự ý dùng, ngừng hay thay thế các loại thuốc trị bệnh gout khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn các loại thuốc trị bệnh gout tốt, được bác sĩ đánh giá cao về hiệu quả điều trị. Hãy tuân thủ các khuyến cáo để hạn chế tương tác thuốc, nhanh chóng kiểm soát bệnh bạn nhé!

Bài viết được đề xuất