Các loại thuốc điều trị gout cấp được bác sĩ đánh giá cao

Thuốc điều trị gout cấp được sử dụng để giảm đau, phòng ngừa các đợt bùng phát của bệnh. Các loại thuốc này trên thị trường rất đa dạng. Hiệu quả và các tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải  khác nhau giữa các loại thuốc. Bài viết tổng hợp và giới thiệu đến bạn đọc các loại thuốc điều trị gout cấp hiệu quả nhất theo đánh giá của bác sĩ.

Bệnh gout cấp là gì?

Trong Y học, gout cấp là một thuật ngữ được dùng để chỉ sự tích tụ axit uric trong máu với triệu chứng điển hình là các cơn đau dữ dội và đột ngột. Theo các bác sĩ, khi cơ thể phân hủy Purin sẽ tạo ra axit uric. Hoạt chất này được được hòa tan vào máu và thải ra ngoài qua nước tiểu và phân với tỷ lệ lần lượt là 70-30. Trường hợp cơ thể sản sinh ra quá nhiều axit uric khiến cơ thể không loại bỏ kịp thời. Nồng độ hoạt chất tăng cao gây ra bệnh gout cấp.

Ngoài đau nhức dữ dội, người bệnh cảm nhận được vùng da bị sưng, đỏ. Để ngăn chặn tình trạng này, bác sĩ áp dụng một số loại thuốc điều trị. Tuy nhiên, phương pháp chỉ có tính chất cải thiện, kiểm soát triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm gout cấp. Một số cách chăm sóc tại nhà cũng được khuyến cáo áp dụng để nâng cao chức năng vận động, chất lượng cuộc sống của người bệnh gout cấp.

Các loại thuốc điều trị gout cấp

Theo Đại tá – Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (nguyên Phó khoa Đông y Viện YHCT Quân đội), các loại thuốc điều trị gout cấp hiện nay chủ yếu tập trung giải quyết 2 vấn đề đó là giảm đau và sự tích tụ axit uric trong máu. Các loại thuốc được dùng để cải thiện tình trạng này là:

Các loại thuốc điều trị gout cấp
Các loại thuốc điều trị gout cấp

Thuốc điều trị gout cấp ngắn hạn

Do gout cấp bùng phát đột ngột và dữ dội nên người bệnh cần điều trị bằng các loại thuốc ngắn hạn để ngăn chặn viêm và giảm đau nhanh chóng. Cơ chế tác động của hầu hết các loại thuốc điều trị ngắn hạn là hạ nồng độ axit uric trong máu. Người bệnh có thể dùng đơn lẻ hoặc dùng kết hợp để mang lại hiệu quả lâu dài hơn.

Các loại thuốc điều trị gout cấp ngắn hạn phổ biến hiện nay là:

  • Thuốc nhóm NSAIDs – thuốc chống viêm không chứa Steroid: Loại thuốc này có cả ở dạng kê đơn và không kê đơn sử dụng với tình trạng khác nhau. Nếu đau nhẹ hoặc vừa, người bệnh dùng NSAIDs không kê đơn như Ibuprofen, Naproxen… Trong trường hợp đau nghiêm trọng, bạn nên dùng NSAIDs loại kê đơn như Indomethacin hoặc Celecoxib.
  • Colchicine: Đây là loại thuốc điều trị được kê theo toa, có hiệu quả ngăn ngừa các đợt bùng phát đau nhức hiệu quả. Ở liều lượng thấp, cơ thể người bệnh dung nạp tốt. Nếu dùng với liều cao, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn…
  • Corticosteroid: Loại thường được dùng là Prednisone. Thuốc tác dụng cải thiện cơn đau, viêm do gout cấp tác động. Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp để giảm các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Corticosteroid thường được dùng khi 2 loại thuốc ngắn hạn kể trên không đáp ứng.

Thuốc điều trị gout cấp dài hạn

Nếu như thuốc điều trị ngắn hạn tập trung giảm đau và viêm thì thuốc điều trị dài hạn được sử dụng với mục tiêu giảm nồng độ axit uric trong máu, ngăn ngừa bệnh bùng phát hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh khi bùng phát.

Để sử dụng các loại thuốc điều trị gout cấp dài hạn, người bệnh phải được thực hiện các xét nghiệm về nồng độ axit uric. Trong trường hợp nồng độ axit uric cao hơn mức bình thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể. Một số loại phổ biến của nhóm này là:

  • Allopurinol: Loại thuốc được sử dụng để kiểm soát triệu chứng gout cấp, tác động để giảm nồng độ axit uric trong máu. Thời gian phát huy tác dụng của thuốc có thể lên đến với tuần nên người bệnh sẽ không cảm thấy nhiều sự cải thiện trong giai đoạn đầu dùng thuốc. Để giảm đau và ngăn viêm trong thời gian chờ thuốc phát huy tác dụng, bác sĩ chỉ định người bệnh dùng kết hợp thuốc điều trị gout cấp ngắn hạn.
  • Febuxostat: Thuốc được áp dụng trong điều trị gout cấp nhờ khả năng ngăn chặn hình thành axit uric trong quá trình phân hủy Purin. Febuxostat chủ yếu được xử lý ở gan, do đó người bị rối loạn chức năng gan cần thận trọng sử dụng khi dùng.
  • Lesinurad: Thuốc được chỉ định khi 2 loại thuốc liệt kê trên không đáp ứng hoặc người bệnh không thể dung nạp. Thuốc mang lại hiệu quả tốt với người bệnh khó kiểm soát triệu chứng gout. Việc sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc trong điều trị có thể gây ra tác dụng nguy hiểm, trong đó phải kể đến là suy thận.

Một số biện pháp điều trị gout cấp khác

Ngoài các biện pháp kể trên, người bệnh gout cấp có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Chườm đá vào vị trí đau: Nhiệt lạnh giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng nhờ việc làm tê tín hiệu đau đến não. Khi đau, bạn dùng đá chườm vào vùng khớp từ 15-20 phút.
  • Uống nhiều nước: Nước giúp các hoạt động đào thải axit uric trong máu diễn ra tốt hơn, từ đó ngăn chặn sự bùng phát của các cơn gout cấp. Mỗi ngày, người bệnh gout cấp nên uống 8 ly nước, không uống rượu, bia và đường để tránh làm bệnh bùng phát.
Một số biện pháp điều trị gout cấp khác
Một số biện pháp điều trị gout cấp khác
  • Uống nước chanh: Chanh giúp trung hòa nồng độ axit uric trong máu, từ đó ngăn chặn sự bùng phát của các cơn đau gout. Mỗi ngày, bạn pha 2 lít nước lọc cùng 2 quả chanh tươi để uống sẽ thấy được hiệu quả.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Việc xây dựng chế độ ăn uống cũng là biện pháp giúp phòng ngừa và điều trị gout cấp hiệu quả. Theo các bác sĩ, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các sản phẩm có chứa nhiều Purin như thịt bò, nội tạng động vật, sò và một số loại cá… Đồng thời, chế độ ăn nên bổ sung thêm các loại quả như anh đào để giảm đau, chống viêm.
  • Nghỉ ngơi: Biện pháp được bác sĩ khuyến cáo đến người bệnh gout cấp nhằm hạn chế những áp lực lên các khớp, từ đó cải thiện các cơn đau nhức do tác động của bệnh.

Trên đây là thông tin tổng hợp về thuốc điều trị gout cấp và một số biện pháp cải thiện bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết giúp bạn có những phương pháp điều trị phù hợp, từ đó ngăn chặn và đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!

Bài viết được đề xuất