Acid uric cao là bị gì? Có nguy hiểm không? Cách giảm nồng độ acid uric tự nhiên

Acid uric cao là yếu tố hàng đầu gây bệnh gút, tăng huyết áp, sỏi thận và nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Vậy tình trạng này là gì? mối nguy hại của nó đến sức khỏe như thế nào và làm sao để điều trị? Hãy cùng tìm hiểu những nội dung này trong bài viết dưới đây!

Acid uric cao là gì?

Acid uric là một sản phẩm được tạo ra sau quá trình cơ thể phân hủy purin. Purin là một chất hữu cơ có trong tế bào của người và trong một số thực phẩm chúng ta ăn vào. Acid uric sau khi được sinh ra sẽ đi vào máu rồi phần lớn sẽ được thận chuyển hóa và bài tiết qua nước tiểu và phân.

Acid uric cao là gì?
Acid uric cao là gì?

Nồng độ acid uric trong máu được kiểm soát ở mức thấp là bình thường. Tuy nhiên nếu acid uric tăng thì có thể là do một trong số những nguyên nhân sau:

  • Suy giảm chức năng lọc máu ở thận.
  • Lượng purin nạp vào cơ thể quá nhiều purin
  • Cơ thể sản sinh quá nhiều acid uric (có thể do di truyền).

Acid uric cao sẽ gây tăng acid uric máu và dẫn tới lắng đọng ở khớp, tạo thành bệnh gút. nếu acid uric lắng đọng ở thận có thể gây sỏi thận. Ngoài ra yếu tố này cũng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Acid uric cao là bị gì?

Những bệnh lý có liên quan tới yếu tố acid uric cao:

1. Bệnh gout

Acid uric lắng đọng tại khớp, hình thành các tinh thể muối urat sắc nhọn bám vào khớp gây viêm, sưng đỏ, nóng và đau khớp. Cơn gút cấp thường có cấp độ dữ dội và kéo dài trong 3-10 ngày. Nếu không được điều trị sớm thì sẽ biến chuyển thành bệnh gút mãn tính, hình thành hạt tophi trong khớp làm tổn thương, biến dạng khớp không hồi phục.

2. Bệnh thận mãn tính

Khi acid uric tích tụ ở thận sẽ gây sỏi thận. Thống kê có khoảng 14% người bệnh gút có các triệu chứng trong bệnh sỏi thận. Nồng độ acid uric cao cũng có thể gây bệnh thận mãn tính làm cho chức năng lọc máu của cơ quan này suy giảm và hàng loạt các vấn đề nguy hiểm khác kéo theo.

3. Tăng huyết áp

Chưa rõ cơ chế gây tăng huyết áp là do tăng acid uric nhưng tình trạng này thường liên quan đến nhau.

4. Bệnh tim

Khoảng 50% trường hợp nhập viện hoặc tử vong do suy tim mỗi năm có liên quan tới acid uric cao. Các bác sĩ cho rằng chất này trong máu cao quá có thể gây động mạch vành hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch.

5. Bệnh tiểu đường loại 2

Nồng độ acid uric cao có thể ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến tụy, làm kháng insulin mạnh hơn và dẫn tới bệnh tiểu đường.

Acid uric cao có nguy hiểm không?

Trong một số môi trường trong cơ thể, nồng độ acid uric nhỏ có thể có vai trò như một chất chống oxy hóa và bảo vệ. Tuy nhiên nếu nồng độ chất này cao thì lại là một vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm điển hình như gút, bệnh thận, huyết áp cao, suy tim, tiểu đường…

Acid uric cao được chẩn đoán như thế nào?

Đo nồng độ acid uric qua máu và nước tiểu bằng đơn vị miligam acid uric/decilit máu (mg/dL).

Nồng độ acid uric ở nam giới là 7,0mg/dL và ở nữ giới khoảng hơn 6,0mg/dL thì được coi là bình thường. Chỉ số này có thể dao động, thay đổi phụ thuộc vào quá trình thí nghiệm. Thường thì khi có các triệu chứng như lắng đọng acid uric ở khớp, gân hoặc ở thận thì mới chỉ định xét nghiệm nồng độ acid uric. Một số người có thể bị tăng acid uric máu nhưng không có triệu chứng.

Cách điều trị tình trạng tăng acid uric máu

1. Acid uric cao có triệu chứng

Nếu tăng acid uric máu dẫn tới bệnh gút hoặc triệu chứng khác thì cần phải điều trị y tế. Giải pháp được đưa ra là giảm nồng độ acid uric để giảm triệu chứng và sử dụng thuốc kết hợp thay đổi lối sống để ngăn ngừa cơn gút trong tương lai. Một số loại thuốc có thể giúp điều trị cơn gút cấp như: 

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, celecoxib hoặc naproxen.
  • Colchicine 
  • Probenecid
  • Febuxostat, Allopurinol

Sử dụng thuốc nào, dùng với liều ra sao cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, người bệnh không tự ý mua thuốc về điều trị.

2. Acid uric cao không gây ra triệu chứng

Nếu không có triệu chứng trong khi nồng độ acid uric cao bất thường thì thường người bệnh sẽ được điều trị bằng cách:

  • Thuốc hạ acid uric
  • Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế tiêu thụ thực phẩm có purin
  • Tập thể dục đều đặn.

Các biện pháp giảm nồng độ acid uric tự nhiên

Một số phương pháp có thể giúp giảm nồng độ acid tự nhiên là:

Các biện pháp giảm nồng độ acid uric tự nhiên
Các biện pháp giảm nồng độ acid uric tự nhiên

1. Hạn chế thực phẩm giàu purin

Người bị acid uric cao nên hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như:

  • Thịt động vật hoang dã như nai hoặc cầy hương.
  • Một số loại cá biển như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, cá cơm, cá mòi, cá trích…
  • Các loại hải sản có vỏ
  •  Nội tạng động vật
  • Đồ uống có cồn, đồ uống có gas

Ngoài ra nên tiêu thụ hợp lý các loại thực phẩm có lượng purin trung bình như thịt gia cầm, thịt bò, thịt nguội, hàu, cua, tôm…

2. Chế độ ăn uống các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp

Người có lượng acid uric cao nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm có nhân purin thấp dưới đây:

  • Các sản phẩm từ sữa đã được tách béo
  • Các loại hạt
  • Các loại trái cây, rau củ quả
  • Gạo nguyên cám, bánh mỳ
  • Ngô, khoai tây, khoai lang…

3. Tránh sử dụng các loại thuốc làm tăng nồng độ acid uric

Nhiều loại thuốc có thể gây tăng nồng độ acid uric như thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch… Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có phương án điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

4. Tránh rượu và đồ uống có đường

Rượu bia và nước ngọt, trái cây quá nhiều đường có thể khiến acid uric trong máu tăng. Do đó cần phải kiêng hoặc sử dụng trong liều lượng cho phép đối với người bị acid uric cao.

5. Bổ sung vitamin C

Vitamin C có trong thực phẩm hoặc qua đường bổ sung có thể giúp ích cho việc tăng đào thảo acid uric trong máu.

6. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Cân nặng quá mức có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa. Do đó, nên xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để giúp kiểm soát cân nặng hợp lý.

7. Bổ sung quả anh đào

Một số nghiên cứu cho rằng nếu dùng quả anh đào với lượng hợp lý trong 2 ngày có thể giúp giảm acid uric trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh gút tới 35%.

Trên đây là những thông tin về chủ đề acid uric cao. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Bài viết được đề xuất