Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống được các bác sĩ đánh giá là cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà hiệu quả, đơn giản nhất. Không chỉ hạn chế nguy cơ tái phát, biện pháp phòng ngừa giúp kiểm soát triệu chứng, giảm đau nhức và viêm hiệu quả. Tìm hiểu về các cách phòng ngừa bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây!
Trong Y học, bệnh gout được xếp vào nhóm bệnh viêm khớp với các triệu chứng điển hình như:
- Đau đớn dữ dội, đột ngột
- Sưng đỏ, nóng vùng khớp tổn thương
Bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận gây hạn chế vận động. Việc can thiệp điều trị nhanh chóng, kịp thời giúp người bệnh cải thiện triệu chứng sau vài ngày nhưng nguy cơ tái phát vẫn thường trực. Để hạn chế nguy cơ bùng phát này, một số cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà được bác sĩ khuyến cáo sử dụng như:
Tránh xa hoặc hạn chế tối đa việc uống rượu
Rượu là một nguồn tăng Purin cho cơ thể. Axit uric được tạo ra trong quá trình phân hủy Purin. Purin tăng dẫn đến hàm lượng axit uric tăng cao, từ đó gây ra bệnh gout.
Ngoài là một nguồn Purin, rượu còn có khả năng kích thích các nucleotide tăng cường chuyển hóa. Hệ quả của quá trình này cũng sẽ làm hàm lượng Purin tăng cao hơn, nồng độ axit uric trong máu cũng tăng lên.
Việc sử dụng rượu khiến khả năng bài tiết axit uric trong máu bị ức chế. Người bệnh sẽ thấy đau dữ dội hơn ngay cả khi chỉ uống 1-2 ly. Nếu có thói quen uống rượu, bạn có thể phòng ngừa bệnh gout nhờ việc kiểm soát liều lượng và bỏ dần, cụ thể:
- Phụ nữ uống tối đa 1 ly
- Nam dưới từ 65 tuổi trở xuống được dùng tối đa 2 ly
- Nam giới trên 65 tuổi dùng tối đa 1 ly
Uống nhiều nước
Nước giúp các cơ quan trong cơ thể vận động bình thường, đặc biệt là thận. Thận khỏe, quá trình đào thải axit uric được diễn ra thuận lợi.
Lượng nước uống mỗi ngày phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Độ tuổi
- Cân nặng
- Giới tính
- Một số yếu tố liên quan khác của từng người. Ví dụ như bệnh lý. Người mắc bệnh suy tim sung huyết hoặc mắc bệnh thận phải kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào cơ thể.
Số lượng được các bác sĩ khuyến cáo trung bình là 8 ly nước một ngày. Sử dụng đủ dung tích này giúp bạn giảm đến 48% khả năng bùng phát các cơn gout cấp tính. Ngoài phòng ngừa nguy cơ, nước cũng cải thiện các cơn đau, sưng và viêm do gout tác động hiệu quả.
Uống nước chanh
Đây là cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà mà ai cũng có thể áp dụng. Việc thường xuyên uống nước chanh nâng cao sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận và đặc biệt là cải thiện các triệu chứng đau nhức, viêm nhiễm do bệnh gout gây ra.
Cụ thể, thành phần của quả chanh giúp cân bằng nồng độ axit uric trong máu bằng cách tăng nồng độ kiềm. Ngoài ra, cơ thể cũng giải phóng nhiều Canxi Carbonat hơn dưới sự kích thích của các hoạt chất trong chanh. Canxi Cacbonat liên kết với axit uric trong cơ thể tạo thành nước và hợp chất khác có tính an toàn cao hơn. Nồng độ axit uric trong máu giảm đi, phòng ngừa gout bùng phát.
Việc uống nước chanh cần được duy trì hàng ngày với nồng độ vừa phải hoặc bạn chỉ nên dùng để súc miệng. Nước chanh có thể làm mòn men răng, gây ra tình trạng kích ứng ở miệng, cổ họng và dạ dày.
Kiểm soát cân nặng
Trọng lượng cơ thể cần được duy trì ở mức phù hợp để phòng ngừa gout. Theo các chuyên gia, lượng chất béo tích lũy trong cơ thể có thể cản trở quá trình đào thải axit uric trong ra khỏi cơ thể. Lượng mỡ xung quanh bụng tăng nguy cơ hình thành nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, trong đó bao gồm cả tiểu đường và bệnh gout.
Tuy nhiên, bạn cần giảm cân và duy trì cân nặng đúng cách. Việc giảm cân đột ngột, nhanh chóng có thể khiến gout bùng phát nhanh hơn. Bạn có thể áp dụng một số cách giảm cân sau đây:
- Duy trì chế độ ăn uống phù hợp
- Tập luyện thể thao vừa nâng cao sức khỏe, vừa giảm cân khỏe mạnh
- Thay đổi thói quen ăn uống: dùng đĩa nhỏ hơn, uống nước nhiều hơn, tập trung vào bữa ăn…
Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ
Ở một số trường hợp bị ngưng thở khi ngủ, nguy cơ làm bệnh gout bùng phát cao hơn người ngủ ngon. Tỷ lệ này lên đến 42%. Dù không khẳng định đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout nhưng các nghiên cứu khoa học hiện đại đều chỉ ra được sự tác động của bệnh đến tần suất bùng phát gout. Việc điều trị hướng đến mục tiêu giúp người bệnh ngủ ngon hơn, đồng thời nâng cao sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa gout tái phát.
Để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ người bệnh cần:
- Bỏ hút thuốc lá
- Điều trị dị ứng mũi
- Sử dụng máy thở hoặc thiết bị thở chuyên dụng nếu đường thở bị tắt
Không dùng các loại thuốc gây ra bệnh gout
Một số loại thuốc điều trị là yếu tố hình thành hoặc kích thích bệnh gout bùng phát nguy cả với liều lượng nhỏ. Do vậy, người bệnh nên trao đổi về các loại thuốc đang dùng để bác sĩ đưa ra cách phòng ngừa bệnh gout tại nhà hiệu quả nhất.
Một số loại thuốc gây ra bệnh gout được bác sĩ liệt kê gồm:
- Thuốc Aspirin: Đây là loại thuốc giảm đau trực tiếp tác động làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Việc sử dụng thuốc ở liều lượng thấp nhất cũng có thể làm bùng phát bệnh, đặc biệt ở phụ nữ.
- Thuốc lợi tiểu: Cơ chế hoạt động của các loại thuốc lợi tiểu là loại bỏ muối và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Trong quá trình này, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ mà nổi bật trong đó là làm tăng nồng độ axit uric, từ đó gây ra các cơn gout cấp.
- Thuốc chẹn Beta
- Một số loại thuốc hóa trị…
Dùng thuốc phòng ngừa bệnh gout
Với người bệnh thường xuyên bùng phát các cơn gout cấp (khoảng 2 lần một năm) hoặc người bệnh có tiền sử phát triển hạt Tophi, người bệnh sỏi thận, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị như một cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả hơn.
Allopurinol, Febuxostat là 2 loại thuốc thường được sử dụng để ngăn ngừa gout bùng phát. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kết hợp hoặc thay đổi các loại thuốc phù hợp.
Trên đây các cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả theo khuyến cáo của bác sĩ. Người bệnh đã từng mắc gout và có nguy cơ mắc gout cao cần tham khảo thực hiện để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân. Hy vọng thông tin chúng tôi giúp ích cho bạn và người thân.