Chỉ số Acid uric bình thường là gì? Cách điều hòa chỉ sổ acid uric bình thường

Việc tìm hiểu những chỉ số acid uric bình thường hoặc bất thường có thể cho biết bạn đang mắc phải các bệnh lý như sỏi thận hay gout. Do đó, để hiểu rõ hơn về chỉ số này, bạn đọc hãy tìm hiểu kỹ nội dung thông tin dưới bài viết sau.

Acid uric là gì?

Acid uric vốn là một chất thải của cơ thể. Chất thải này có thể tích tụ tại các mô mềm hoặc khớp. Lâu ngày, chúng sẽ phát triển thành bệnh sỏi thận hoặc gout. Bên cạnh đó, acid uric có thể được tạo ra do sự phân hủy purin ở một số thực phẩm. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều lượng purin này, cơ thể không thể loại bỏ hết và sẽ bị tích tụ tại các mô mềm và khớp, từ đó khiến cho cơ thể gặp một số vấn đề về sức khỏe.

Acid uric là gì?
Acid uric là gì?

Nguyên nhân gây chỉ số acid uric bất thường

1. Tăng acid uric máu

Lượng acid uric ở trong máu có mối liên quan đến bệnh gout và một số bệnh khác như tăng huyết áp. Trong đó có thể kể đến như:

  • Bệnh gout: Một khi các tinh thể acid bị tích tụ ở trong cơ thể sẽ gây ra triệu chứng viêm và gây ra những cơn gout cấp.
  • Bệnh thận mãn tính: Khi những tinh thể acid uric bị tích tụ ở trong thận sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
  • Tăng huyết áp: Khi acid uric trong máu bị tăng cao có thể ngăn ngừa các triệu chứng của tăng huyết áp. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số thuốc huyết áp cũng có thể khiến cho nồng độ acid uric ở trong máu tăng cao.
  • Bệnh lý về tim mạch:  Các bệnh về tim mạch như suy tim sung huyết, động mạch vành cũng có thể là tác nhân khiến cho chỉ số acid uric ở trong máu tăng cao. 

2. Chỉ số acid uric thấp

Ngoài vấn đề tăng acid uric trong máu thì chỉ số acid uric thấp cũng có thể liên quan đến các vấn đề về sức khỏe, điển hình như:

  • Hội chứng Fanconi: Hội chứng Fanconi thực chất là một dạng rối loạn khá hiếm gặp và có sự ảnh hưởng đến những ống lọc có ở thận. Hội chứng này có tính di truyền và có thể gây ra một số triệu chứng như đi tiểu nhiều, khát nước, nồng độ acid uric ở trong máu thấp, còi xương và gây ra các vấn đề về thận.
  • Ngộ độc chì: Tình trạng ngộ độc chì thường xảy ra khi cơ thể tiếp xúc nhiều với chì trong một khoảng thời gian dài và khiến cho cơ thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Thông thường, tình trạng nhiễm độc chì thường rất khó để phát hiện, chỉ đến khi tình trạng ngày một trở nên trầm trọng thì các triệu chứng mới được thể hiện rõ rệt. Khi ấy, người bệnh sẽ bị ăn uống mất ngon, thay đổi tâm trạng, sụt cân, mệt mỏi, đau bụng, nôn mửa, lượng acid uric trong máu giảm và cơ thể bị co giật. 
  • Bệnh Wilson: Đây là một bệnh lý di truyền rất hiếm gặp. Bệnh khiến cho động bị tích tụ ở trong não, gan và một số cơ quan khác. Bệnh Wilson vốn liên quan đến việc giảm acid uric ở trong máu và gây ra các triệu chứng như vàng da, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, chất lỏng bị tích tụ ở bụng hoặc chân…

Điều hòa chỉ số acid uric bình thường

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Khi lượng acid uric ở trong máu bị tăng cao, bệnh nhân cần phải hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều acid uric và purin như:

  • Các loại nội tạng động vật.
  • Thịt đỏ, điển hình như thịt nai, thịt bò, thịt dê, thịt heo.
  • Hạn chế sử dụng gà tây.
  • Các loại cá và những loài động vật có chứa vỏ.
  • Súp lơ trắng, một số loại nấm, rau xanh và đậu xanh.
Điều hòa chỉ số acid uric bình thường
Điều hòa chỉ số acid uric bình thường

2. Tránh sử dụng đường

Sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường chính là một trong số những nguyên nhân khiến cho lượng acid uric ở trong máu bị tăng cao. Theo đó, loại đường có trong thực phẩm vốn có hàm lượng fructose cao và có nguồn gốc từ siro ngô. Theo một số nhà nghiên cứu, khi cơ thể hấp thụ lượng đường này quá nhiều sẽ khiến cho nồng độ acid uric ở cơ thể bị tăng cao.

3. Uống nhiều nước

Việc tăng cường bổ sung nhiều nước sẽ giúp cho lượng acid uric được loại bỏ ra khỏi cơ thể. Do đó, người bệnh nên duy trì uống 2 lít nước mỗi ngày 

4. Tránh rượu

Rượu bia có thể khiến cho cơ thể bị mất nước và khiến cho nồng độ acid uric ở trong máu bị tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khi được hấp thụ vào cơ thể, thận sẽ ưu tiên loại bỏ những chất cồn và bỏ qua những chất thải và acid uric khác.

5. Giảm cân

Ngoài sự thay đổi của chế độ ăn uống, việc tăng cân cũng có thể khiến cho nồng độ acid uric ở trong cơ thể bị thay đổi. Khi đó, những tế bào mỡ sẽ tạo ra nhiều acid uric hơn các tế bào cơ, chính vì vậy, trọng lượng cơ thể sẽ bị tăng cao và từ đó chỉ số uric cũng sẽ cao theo. Tuy vậy, việc giảm cân quá nhanh cũng làm ảnh hưởng đến chỉ số acid uric ngưỡng bình thường.

6. Cân bằng insulin

Bệnh nhân bị tiểu đường loại 2 thường chứa khá nhiều insulin ở trong máu, điều này sẽ khiến cho nồng độ acid uric bị dư thừa và khiến cho khối lượng cơ thể tăng. Chính vì vậy, nếu mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra nồng độ insulin để từ đó có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp.

7. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống

Việc tăng cường bổ sung chất xơ sẽ giúp cho cơ thể đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Theo đó, những thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên bổ sung như các loại rau củ, trái cây, quả hạch, yến mạch, lúa mạch…

8. Giảm căng thẳng

Mất ngủ, căng thẳng hoặc không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ khiến cho tình trạng viêm ngày càng trầm trọng, chỉ số acid uric cũng sẽ bị rối loạn. Do đó, để giúp cho cơ thể được thư giãn, bạn nên thực hiện những kỹ thuật đơn giản, tập yoga hoặc thiền định.

9. Hạn chế một số loại thuốc

Sử dụng một số thực phẩm chức năng hoặc thuốc tây sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể và chỉ số acid uric ở trong máu. Chính vì vậy, bệnh nhân nên trao đổi ý kiến với các bác sĩ về thời gian sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế hệ miễn dịch, thuốc hóa trị, thuốc Aspirin.

Chỉ số acid uric bình thường có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Do đó, để được xét nghiệm và điều trị kịp thời, bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể nhé.

Bài viết được đề xuất