TOP 4++ cây thuốc nam chữa yếu sinh lý VÔ CÙNG HIỆU QUẢ

Trong dân gian, có rất nhiều cây thuốc nam chữa yếu sinh lý trong tự nhiên mà mọi người không biết. Có thể nó mọc trong vườn mỗi gia đình, cũng có thể nó đang được nuôi trồng tại những vườn thuốc. Bài viết sau đây sẽ liệt kê một vài vị thuốc nam quý để mọi người cùng tham khảo.

Cây thuốc nam chữa yếu sinh lý Dâm Dương Hoắc

Là cây thuốc thuộc họ Hoàng Liên, cây mọc phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn,… Có hai loại dâm dương hoắc: Dâm Dương Hoắc lá tím và Dâm Dương Hoắc lá nhọn. Cây thân leo, cao chừng 20cm, hoa màu trắng. Theo sách Đông y cổ viết lại: “Khi dê đực ăn lá cây vào thì có khả năng giao hợp với dê cái lâu hơn và nhiều lần trong ngày”. Cái tên Dâm Dương Hoắc xuất hiện từ đó.

Dâm Dương Hoắc là một thuốc có vị ngọt, cay, tính bình, quy vào kinh Thận. Tác dụng chủ yếu của thuốc là: tăng cường sinh lý, ham muốn cho cả nam và nữ; điều hòa tinh dịch; hỗ trợ điều trị hiếm muộn do chất lượng tinh trùng kém hay yếu sinh lý. Không chỉ tốt cho sinh lý, Dâm Dương Hoắc còn làm hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch liên quan; trị bệnh loãng xương.

Dâm Dương Hoắc chủ trị các bệnh như: xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh ở nam giới; lãnh cảm ở phụ nữ; hiếm muộn của đàn ông. Dâm Dương Hoắc còn dùng phối hợp điều trị trong chứng giảm, rối loạn trí nhớ ở người  trung niên và cao tuổi, điều trị bệnh cao huyết áp thể huyễn vựng, âm hư.

Bộ phận dùng là lá cây Dâm Dương Hoắc, sử dụng kèm với các vị bổ dương khác để tạo thành bài thuốc chữa bệnh. Có thể dùng lá, rễ để ngâm rượu uống hàng ngày.

Cây thuốc nam chữa yếu sinh lý Dâm Dương Hoắc

Cây thuốc nam chữa yếu sinh lý Sâm Cau

Là một vị thuốc bổ thận, cường sinh lý rất mạnh. Sâm Cau thuộc họ Sâm, mọc chủ yếu ở vùng núi phía Bắc như: Sapa, Lạng Sơn,… Cây cao chừng 20 – 30cm, lá nhỏ, xếp tầng giống như cây Cau, lá chụm lại dưới gốc. Sâm Cau có thân rễ, các rễ phụ mọc xung quanh rễ chính. Cây có màu đen, bóc ra bên trong là phần thịt màu trắng.

Trong Đông y, Sâm Cau có vị ngọt, tính ấm, quy chủ yếu vào kinh Thận, Tỳ. Tác dụng chính của thuốc là: ôn bổ thận dương, trừ hàn, cường gân cốt. Điều trị chủ yếu trong các chứng như: yếu sinh lý; tay, chân, lưng quyết lạnh; tinh trùng yếu,…

Bộ phận dùng là củ Sâm Cau, có thể sử dụng như một bài thuốc hay ngâm rượu uống hàng ngày. Sử dụng Sâm Cau kết hợp với mật ong để ngâm rượu là cách mà rất nhiều quý ông áp dụng để bồi bổ và tăng cường sinh lý. Ngoài ra, ở một số nơi, Sâm Cau được thái lát mỏng, phơi khô để hãm uống như trà hàng ngày.

Tính của Sâm Cau là đại nhiệt, chính vì thế những người nóng trong, âm hư hỏa vượng hay những người bị đàm nhiệt kết lâu ngày thì không nên sử dụng.

Cây Mật Nhân trị yếu sinh lý

Mật Nhân là một loại cây khó tìm ở nước ta. Cây phân bố ít ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Cây được coi là thảo dược quý hiếm vì khá khó để tìm. Cây thân gỗ, cao chừng 10m, lá kép dài có thể đến 1m, hoa mọc thành chùm, màu nâu. Cây có quả to, hình quả trứng, màu nâu.

Cây có vị đắng, tính ấm, quy chủ yếu vào kinh Can, Thận. Tác dụng của thuốc chủ yếu là: giúp nâng cao chất lượng tinh trùng, giúp cơ thể tăng cường sản sinh Testosterone, tăng ham muốn tình dục, ngoài ra còn giúp hạ mỡ máu, men gan.

Mật Nhân chủ trị: yếu sinh lý; vô cảm ở cả nam và nữ; bệnh hiếm muộn; các bệnh về rối loạn nội tiết tố; hỗ trợ điều trị các bệnh tăng men gan, xơ gan, rối loạn chuyển hóa lipid,…

Bộ phận dùng của Mật Nhân chủ yếu là rễ, nghiền bột ra, viên lại và uống kèm với mật ong vì nó rất đắng. Cũng có thể sử dụng rễ Mật Nhân kết hợp với chuối hột rừng ngâm rượu để tăng cường sinh lý cho phái mạnh.

Thận trọng điều trị Mật Nhân trong các trường hợp người bệnh có tiền sử đau dạ dày, các tổn thương có khối u. Khi sử dụng cũng cần theo dõi kĩ tình trạng của người bệnh vì thuốc có thể có các tác dụng phụ như: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu,…

Cây Mật Nhân trị yếu sinh lý

Rễ cây Đinh Lăng

Cây Đinh Lăng là một cây thuốc nam chữa yếu sinh lý phổ biến ở nước ta, phân bố nhiều ở đồng bằng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Cây cao khoảng 1 – 1,5m, thân đứng, lá nhỏ xẻ lông chim, phiến lá có hình răng cưa.

Trong Đông y, rễ cây Đinh Lăng có vị ngọt, cay, tính ấm, quy chủ yếu vào kinh Thận. Rễ Đinh Lăng có tác dụng chủ yếu là: giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sinh lực, giúp tinh trùng khỏe mạnh. Ngoài ra rễ Đinh Lăng giúp ấm chân tay, chống dị ứng, kích thích tiết sữa ở phụ nữ sau sinh,…

Thuốc dùng để điều trị trực tiếp trong các bệnh như: yếu sinh lý, hiếm muộn, liệt dương, đau nhức xương khớp do thận dương hư tổn, ổn định giấc ngủ, nâng cao thể trạng ở người già,…

Rễ Đinh Lăng có thể thái lát mỏng, dùng kết hợp với nhiều thuốc để bồi bổ cơ thể, chữa yếu sinh lý, cũng có thể dùng để thái nhỏ, ngâm rượu uống hàng ngày.

Là một vị thuốc rất tốt để chữa các vấn đề về sinh lý tuy nhiên khi dùng quá liều sẽ có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng,… vì trong rễ Đinh Lăng có hàm lượng Saponin khá cao.

Các vị thuốc chữa yếu sinh lý trong tự nhiên còn rất nhiều. Tác dụng cường dương của các vị thuốc là không phải nghi ngờ. Tuy nhiên đối với người trẻ, việc tập luyện để nâng cao sinh lý là yếu tố tiên quyết, tránh việc lạm dụng thuốc. Chúng ta cũng không nên sử dụng quá nhiều các loại thuốc để phục vụ ham muốn của bản thân vì sẽ có thể gây liệt dương.

Ngoài ra, việc ăn uống lành mạnh, tránh các chất kích thích cũng là điều tất cả mọi người nên làm để tránh tình trạng yếu sinh lý.

Trên đây là những thông tin về cây thuốc Nam chữa yếu sinh lý. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc mọi người duy trì được tình trạng sinh lý khỏe mạnh!

Bài viết được đề xuất