Trứng là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh gout có ăn trứng được không lại là vấn đề thắc mắc của những người không may mắc phải bệnh lý này.
Trứng – Thực phẩm giàu dinh dưỡng
Trứng có thể chế biến thành các món ăn khác nhau như trứng chiên, trứng để nấu canh hoặc kho. Tuy nhiên, trứng luộc vẫn được đánh giá có chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào nhất. Trong trứng luộc có chứa một lượng lớn protein, các loại chất béo lành mạnh. Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong khoảng 50gr trứng luộc thường chứa hàm lượng dưỡng chất như sau:
- 77 calo năng lượng.
- 0.6g Carbohydrate.
- 6.3g Protein.
- 212 Cholesterol.
- 5.3g tổng lượng chất béo.
- 1.6g chất béo bão hòa.
- 2g chất béo không bão hòa đơn.
- 6% vitamin A.
- 15% vitamin B2.
- 9% vitamin B12.
- 7% vitamin B5.
- 15.4mcg Selen.
- 86mg phốt pho.
Bệnh gout có được ăn trứng không?
Theo ý kiến của các chuyên gia, hàm lượng nhân purin có trong trứng tương đối thấp nên trứng được xếp vào nhóm thực phẩm khá an toàn cho những người mắc bệnh gout. Tuy chứa lượng protein khá dồi dào nhưng lượng protein này lại không gây ra sự ảnh hưởng đến nồng độ acid uric có trong máu.
Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo omega 3 có trong trứng còn có khả năng gây ức chế các phản ứng viêm và làm thuyên giảm tình trạng sưng đau tại các khớp. Chính vì vậy, người mắc bệnh gout nên bổ sung trứng vào trong chế độ ăn uống hàng ngày để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Tuy vậy, bạn nên lựa chọn loại trứng phù hợp bởi hàm lượng cholesterol ở trong trứng sẽ gây nhiều vấn đề rủi ro cho sức khỏe nếu như dùng trứng quá nhiều.
Bệnh gout nên ăn loại trứng gì? (gà, vịt, ngan, ngỗng, cút…)
Trong số các loại trứng, người bệnh gout nên bổ sung trứng gà vào trong chế độ ăn hàng ngày. Bởi lẽ, hàm lượng nhân purin có trong trứng gà thường thấp hơn so với các loại trứng khác.
Những thành phần có trong trứng gà như glucid, protein lipid, khoáng chất, vitamin, các loại hormone và vitamin khá cân đối. Lượng protein có trong lòng đỏ trứng chính là phospho protein có chứa nhiều acid amin. Còn dạng protein có ở lòng trắng trứng gà lại tồn tại ở dạng hòa tan.
Bên cạnh trứng gà thì người bệnh gout có thể bổ sung các loại trứng khác như trứng cút, ngỗng, trứng ngan, trứng vịt… Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được sử dụng trứng lộn bởi trứng lộn chứa một lượng lớn nhân purin. Đây chính là thành phần thường khiến cho lượng acid uric ở trong máu bị tăng cao và khiến cho các triệu chứng của bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
Nên bổ sung trứng như thế nào khi bị gout?
- Người bị gout nên ăn bao nhiêu trứng là đủ?
Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, đối với những người bị tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, gout, người mắc các bệnh về tim mạch thì chỉ nên tiêu thụ tối đa 3 quả trứng mỗi tuần. Tuy nhiên, để muốn chắc chắn nên bổ sung bao nhiêu trứng là đủ, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
- Cách chế biến trứng cho bệnh nhân gout
Cách chế biến món trứng luộc:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 150gr củ dền đỏ, 5 quả trứng gà ta.
- Bạn đem củ dền rửa sạch, gọt phần vỏ bên ngoài rồi thái ra thành từng lát nhỏ.
- Khi trứng luộc vừa chín, bạn bóc phần vỏ bên ngoài.
- Tiếp theo, bạn cho củ dền vào bếp rồi đun sôi lên với 1 lít nước. Bạn đun cho đến khi ra màu thì cho trứng vào rồi đun lên trong 4 đến 5 phút.
- Bạn ngâm trứng trong vài ba giờ rồi vớt trứng ra ngoài để sử dụng.
Món trứng hấp nấm rơm:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 150gr nấm rơm, 3 quả trứng gà ta, 1 ít rau mùi và các loại gia vị.
- Bạn đem nấm rơm rửa cho thật sạch rồi thái ra thành từng phần nhỏ.
- Đập trứng vào trong bếp rồi cho nấm vào để trộn đều, thêm gia vị vào.
- Đem trứng đi hấp cách thủ, bạn hấp cho đến khi trứng chín thì rắc hạt tiêu và rau mùi vào.
- Có thể dùng trứng với các món ăn khác ở trong bữa cơm.
Món trứng khuấy:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 80ml sữa tươi tách béo, 2 quả trứng gà ta, bột ngô 6gr, bơ 5gr và các loại gia vị thông thường.
- Bạn cho bột ngô, sữa tươi vào trong bát rồi khuấy đều lên cho tới khi bột ngô tan hết ra.
- Bạn đập trứng gà vào rồi khuấy đều và thêm hành lá vào.
- Bạn cho chảo lên bếp, cho bơ vào để đun nóng lên rồi cho trứng cào chảo để chiên lên.
- Bạn để cho lửa nhỏ rồi khuấy đều lên cho tới khi trứng chín.
Món trứng hấp đậu phụ:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 4 quả trứng gà ta, đậu hũ non 250gr, vừng chín 10gr, nước luộc gà 250ml.
- Cho đậu vào rây rồi miết chặt để đậu rơi xuống phía dưới.
- Bạn đập trứng gà ra bát rồi đánh tan.
- Bạn trộn đậu hũ và trứng gà rồi cho nước luộc gà vào để khuấy đều lên.
- Bạn cho gia vị vào rồi cho hành lá, vừng vào rồi chia hỗn hợp thành những bát nhỏ.
- Bạn cho trứng vào trong lò vi sóng và quay trong 8 phút thì dừng.
Lưu ý cho người bị gout khi ăn trứng
Khi sử dụng trứng, người mắc bệnh gout nên lưu ý đến các vấn đề sau:
- Cần hạn chế bổ sung đạm từ những nguồn thực phẩm khác, nhất là hải sản và thịt đỏ.
- Bạn chỉ nên bổ sung trứng với lượng vừa đủ, với trứng gà, ngan, vịt chỉ nên dùng mỗi tuần 3 quả. Đối với trứng ngỗng thì bạn chỉ nên sử dụng 1 quả mỗi tuần và không được ăn các loại trứng lộn.
- Bạn nên chú ý đến cách để chế biến trứng, hạn chế dùng trứng để chiên, rán, xào và nên ưu tiên các món như hấp, luộc.
- Không nên để trứng dính vào những thực phẩm khác.
- Trước khi chế biến món ăn, bạn nên vệ sinh tay sao cho thật sạch sẽ.
- Nên bổ sung từ 2.5 đến 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường sự trao đổi chất và đào thải lượng acid uric ở trong máu ra khỏi cơ thể.
- Bổ sung các loại rau củ quả có màu xanh đậm như cải bẹ xanh, bắp cải, rau cần, cải bẹ xanh… để cung cấp chất xơ và trung hòa lượng acid uric ở trong máu.
- Hạn chế sử dụng nước ngọt, bia rượu, đồ uống có cồn và gas.
- Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, tăng cường tập luyện các bài tập thể chất phù hợp để kiểm soát những triệu chứng của bệnh gout.
Bệnh gout có ăn trứng được không? Vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua phần trên của bài viết. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để kiểm soát bệnh lý được tốt hơn.