Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Đây là thắc mắc của không ít người hiện nay khi mắc phải căn bệnh này. Bạn muốn tìm câu trả lời cho vấn đề này cũng như muốn tìm cách khắc phục chúng, vậy hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp?
Suy thận là bệnh lý chức năng thận bị suy giảm, đặc biệt là chức năng bài tiết chất thải trong cơ thể. Điều này làm ảnh hưởng tới khả năng điều hòa huyết áp của cơ thể và gây tăng huyết áp.
Vì thế, một trong những biến chứng nguy hiểm của suy thận là gây tăng huyết áp thứ phát bởi thận có vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp ở mức độ bình thường.
Do đó, khi thận bị tổn thương, các đơn vị thận không nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ làm chúng bị hủy hoại và mất đi khả năng lọc máu, điều hòa chất lỏng, hormone, acid và muối trong cơ thể. Máu không được lọc và điều hòa nồng độ các chất trong đó sẽ làm tăng độ quánh của máu. Dẫn đến, khi máu di chuyển sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch và gây tăng huyết áp.
Ở bệnh nhân bị suy thận, các động mạch thận bị hẹp do xơ vữa hoặc xơ cứng động mạch (một số ít là do chứng loạn sản cơ) làm lưu lượng máu đến thận thấp. Điều này khiến thận phản ứng lại bằng cách giải phóng các hormone kích thích cơ thể giữ lại natri trong máu, dẫn đến thay đổi huyết áp cơ thể.
Chúng ta đều biết rằng, thận giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa muối và nước. Do đó, khi cơ quan này bị suy giảm chức năng, mất khả năng điều hòa cân bằng muối và nước thì thể tích thận bị quá tải và hậu quả là tăng huyết áp thứ phát.
Các nhà khoa học cho rằng việc giữ muối và nước dư thừa sẽ làm tăng lưu lượng máu đến các mô. Các tiểu động mạch ở mô sẽ phản ứng lại để giảm lưu lượng máu vượt quá mức và kết quả là gây co mạch làm tăng sức cản mạch ngoại biên.
Ngoài ra, thận bị tổn thương sẽ không kiểm soát được việc sản xuất hormone aldosterone. Đây là hormone có vai trò quan trọng giúp duy trì mức độ natri và kali trong máu ở mức độ bình thường. Chính vì vậy, khi aldosterone bị tiết ra không kiểm soát sẽ làm ảnh hưởng tới nồng độ các chất như làm tăng natri, kali trong máu. Đồng thời, nó cũng tác động làm thay đổi thể tích máu dẫn tới tăng áp lực lên thành mạch và gây tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, suy thận gây tăng huyết áp là do các động mạch bị hẹp khiến chu vi lòng mạch giảm, dẫn tới dòng máu khi di chuyển sẽ tăng áp lực tác động lên thành mạch.
Cách khắc phục suy thận gây tăng huyết áp
Bên cạnh việc tìm hiểu tại sao suy thận gây tăng huyết áp, các bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm về một số phương pháp khắc phục, điều trị hợp lý. Nên nhớ, việc huyết áp cao cũng làm cho tình trạng suy thận trở nên nặng hơn. Do đó, việc ngăn chặn và chữa trị song song cả huyết áp và suy thận là rất quan trọng. Vậy làm thế nào khi suy thận gây tăng huyết áp?
Mặc dù việc điều trị suy thận tăng huyết áp rất khó khăn nhưng bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học. Bởi chúng có thể giúp bạn làm giảm áp lực máu, hỗ trợ điều trị bệnh lý này.
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và theo dõi sức khỏe thường xuyên, bạn cũng có thể áp dụng một số cách để khắc phục tại nhà.
Một số phương pháp có thể áp dụng:
Có một chế độ dinh dưỡng phù hợp
Việc thực hiện một kế hoạch ăn uống lành mạnh, ăn kiêng khoa học có thể giúp làm giảm huyết áp và ngăn chặn sự tiến triển của suy thận. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên đối tượng mắc bệnh này nên có chế độ ăn tập trung vào rau, trái cây, ngũ cốc và các loại thực phẩm chứa ít natri. Các đối tượng khác nhau có thể có kế hoạch ăn uống không giống nhau, tuy nhiên các chế độ ăn đều cần đảm bảo:
- Chứa ít chất béo và cholesterol
- Có chế độ ăn giảm muối, hạn chế đồ ăn mặn
- Có sữa và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít chất béo
- Hạn chế ăn thịt đỏ và các sản phẩm chứa nhiều đường, đồ ngọt
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và chất xơ
- Ăn nhiều các loại cá, thịt gia cầm và các loại hạt
- Giảm hoặc ăn lượng protein vừa phải
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy cố gắng bỏ chúng.
- Một chế độ ăn ít natri và chất lỏng có thể giúp giảm phù nề và hạ huyết áp. Giảm chất béo bão hòa và cholesterol có thể giúp kiểm soát lượng chất béo trong máu.
Tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất, tập thể dục đều đặn có thể làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác. Mọi người nên cố gắng hoạt động thể chất từ 30 đến 60 phút mỗi ngày. Có rất nhiều các hoạt động thể chất vừa phải, phù hợp cho mọi đối tượng như đi bộ nhanh, đi xe đạp, tập các bài tập phù hợp với thể lực, thậm chí bạn có thể dọn dẹp nhà, làm vườn cũng được coi là hoạt động thể chất.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường. Nếu bạn đang thừa cân, béo phì thì cần có kế hoạch giảm cân phù hợp.
- Học cách quản lý căng thẳng, thư giãn, hạn chế lo âu, một số cách có thể giúp bạn giảm stress bao gồm: Nghe nhạc, tập yoga hoặc thái cực quyền, thiền, tập thể dục, đọc sách.
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ tại sao suy thận gây tăng huyết áp và một số cách có thể khắc phục vấn đề này. Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt nhất!