Thận ứ nước khi mang thai có tác động gì đến thai nhi không?

Thận ứ nước khi mang thai là vấn đề mà nhiều mẹ bầu rất quan tâm. Đây là bệnh gì, có nguy hiểm không và cách chữa trị thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu các kiến thức này thông qua bài viết dưới đây.

Thận ứ nước khi mang thai là gì?

Thận ứ nước là tình trạng thận có chứa rất nhiều nước và bị sưng to. Bệnh này có thể xảy ra ở cả hai thận, nhưng phổ biến hơn ở thận phải.

Khi thận bị ứ nước, thể tích của thận tăng lên và sưng to, gây ra những cơn đau, khó chịu cho các mẹ, nhất là rất khó khăn khi di chuyển.

Bệnh thận ứ nước có ba cấp độ. Nếu điều trị đúng và kịp thời, có thể khỏi bệnh. Khi không phát hiện kịp thời hoặc phương pháp chữa trị không đúng có thể gây nguy hiểm cho cả người mẹ và cả em bé.

Thận ứ nước khi mang thai

Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh thận ứ nước ở phụ nữ có thai chủ yếu là do sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn lên. Khi đó, sức nặng của thai sẽ chèn ép vào các cơ quan nội tạng của người mẹ. Đặc biệt là chèn ép vào đường tiết niệu, gây ra tắc nghẽn.

Khi niệu quản bị tắc nghẽn sẽ làm cho nước tiểu không thoát được hết ra ngoài. Phần nước tiểu bị tắc trong niệu quản sẽ hấp thụ ngược vào trong thận. Dẫn đến tình trạng thận bị ứ nước.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Sỏi bàng quang, ung thư bàng quang, các khối u chèn ép vào niệu quản,… Tất cả bệnh này đều khiến cho nước tiểu không thoát được ra ngoài và bị ứ tại thận.

Dấu hiệu để nhận biết thận ứ nước khi mang thai

Bệnh thận ứ nước thường xảy ra vào khoảng từ tháng thứ 5 trở đi. Trong giai đoạn này trẻ phát triển rất mạnh, đặc biệt là cân nặng. Do đó các mẹ bầu cần phải chú ý đến các dấu hiệu để nhận biết xem mình có bị bệnh thận ứ nước hay không. Các dấu hiệu gồm:

  • Đau đầu, choáng váng, sốt cao, có kèm theo cảm giác lạnh và run.
  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn và bị nôn.
  • Đi tiểu khó, có thể có hiện tượng tiểu ra máu.
  • Thường có những cơn đau lưng, đau hông.
  • Đau vùng mạn sườn, đau nhiều khi di chuyển.

Khi phát hiện thấy có những dấu hiệu này xảy ra các mẹ bầu cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay. Việc phát hiện ra bệnh sớm, rất quan trọng trong điều trị. Giúp cho việc điều trị nhanh chóng, dễ dàng và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Dấu hiệu để nhận biết thận ứ nước khi mang thai

Thận ứ nước khi mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh thận ứ nước được chia ra làm ba cấp độ: Độ 1, độ 2, độ 3.

Tùy vào độ tổn thương do ứ nước của thận mà có mức độ nguy hiểm khác nhau. Đa số người bị bệnh thận ứ nước độ 1, cả mẹ và thai nhi vẫn phát triển bình thường mà không cần phải điều trị bệnh. Vì vậy, có thể thấy, ứ nước độ 1 không quá nguy hiểm cho các mẹ bầu.

Tuy nhiên, có một số trường hợp thận ứ nước bị nhiễm khuẩn. Khi bị nhiễm khuẩn cũng khá nguy hiểm cho người mẹ. Có thể dẫn đến suy thận, suy gan. Nếu phát hiện kịp thời, được điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Bệnh sẽ nhanh khỏi và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Khi bị ứ nước ở độ 2 và 3, tốt nhất các bà mẹ nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng tình trạng của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, để tránh dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho mẹ và bé.

Cách khắc phục bệnh thận ứ nước khi mang thai

Để khắc phục tình trạng của bệnh, trước hết cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cho các bà bầu.

Bổ sung chất xơ

Các loại rau, củ, trái cây tươi,… Loại thực phẩm này tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường đào thải chất độc. Do đó rất tốt với các bà mẹ đang trong tình trạng gan, thận bị tổn thương. Ngoài ra, cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ.

khắc phục bệnh thận ứ nước khi mang thai

Uống đủ nước mỗi ngày

Nhu cầu nước của các bà bầu lớn hơn so với người bình thường. Vì vậy, các mẹ cần chú ý để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.

Không nên ăn nhiều muối

Ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ bị sỏi thận và tăng tích nước ở thận. Do vậy, đối với các bà bầu đang bị bệnh nên giảm lượng muối xuống thấp nhất có thể.

Quan trọng nhất là các mẹ nên đi khám, để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng cách. Đặc biệt khi mang thai, mẹ không được sử dụng thuốc một cách bừa bãi, vì thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, các mẹ không nên chủ quan bệnh nhẹ sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì, tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ biểu hiện hay mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ rất khác nhau. Nên các mẹ phải thật chú ý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và con của mình.

Hy vọng vấn đề về thận ứ nước khi mang thai của các bạn đã giải đáp được qua bài viết trên. Chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ!

Bài viết được đề xuất