Rất nhiều người không biết rằng: một khi bệnh viêm dạ dày đã chuyển thành mãn tính thì cực kỳ khó chữa. Viêm loét dạ dày mãn tính còn có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, ung thư thực quản, thủng dạ dày có thể đe dọa trực tiếp tới mạng sống của bệnh nhân nếu như không được điều trị đúng cách. Trong bài viết này tôi sẽ giải thích cho các bạn viêm dạ dày mãn tính là gì, nguyên nhân, những dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị đúng nhất.
Viêm dạ dày mãn tính là gì?
Viêm (đau) dạ dày mãn tính là tình trạng dạ dày chịu tổn thương nghiêm trọng ở lớp niêm mạc. Khi xảy ra hiện tượng này, căn bệnh trở nên rất khó chữa, khiến cho bệnh nhân phải gánh chịu nhiều đau đớn, đồng thời có nguy cơ biến chứng cao hơn so với viêm dạ dày cấp tính.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày mãn tính
- Biến chứng xuất phát từ đau dạ dày cấp tính
- Ảnh hưởng từ các vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori ) bên trong cơ thể. (70-80% ca mãn tính)
- Tác dụng phụ vì sử dụng các loại thuốc chữa trị bệnh NSAID
- Sử dụng thuốc lá, rượu, bia trong thời gian dài.
- Tự miễn
- Do sử dụng một số loại hóa chất khác
Triệu chứng viêm dạ dày mãn tính
Triệu chứng viêm dạ dày mạn tính trong thời kỳ đầu thường không được thể hiện rõ rệt. Thường gặp nhất là cảm giác đau âm ỉ ở vùng thượng vị không có tính chu kỳ, không đặc hiệu. Người bệnh thường không biết bản thân bị viêm loét dạ dày mãn tính vì những triệu chứng diễn ra không có nhiều sự thay đổi với khi bị bệnh đau cấp tính.
Một số biểu hiện để bạn nhận biết:
- Sụt cân rõ rệt trong khoảng thời gian ngắn
- Cảm giác chán ăn, ăn uống không ngon miệng luôn thường trực
- Sau khi ăn có thể bị nôn ra, thường xuyên buồn nôn
- Khó tiêu sau lúc ăn
- Đau vùng thượng vị với tần suất liên tục
Khi những biểu hiện thường xuyên diễn ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thì người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành thăm khám, cũng như chẩn đoán sớm. Những biện pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày mãn tính thường được sử dụng gồm có:
- Xét nghiệm phân kiểm tra máu trong phân. Đây là một dấu hiệu để biết dạ dày có bị rỉ máu không.
- Kiểm tra tình trạng thương tổn viêm loét ở dạ dày bằng biện pháp nội soi.
- Xét nghiệm để tìm vi khuẩn Hp: sử dụng các phương pháp xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, kiểm tra hơi thở, nội soi.
Trong các phương pháp trên, nội soi chính là cách kiểm tra chính xác nhất có thể đánh giá chi tiết các tổn thương ở bệnh nhân. Phương pháp này còn giúp phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra như sẹo dạ dày, ung thư dạ dày,…
Viêm dạ dày mãn tính có chữa được không?
Đối với bệnh nhân gặp phải các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính như đau bụng, buồn nôn khó chịu thì việc điều trị khỏi hoàn toàn là tương đối khó. Nguyên nhân là do vi khuẩn HP gây bệnh có khả năng kháng thuốc cao làm cho bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần
Khi đã được điều trị khỏi, bệnh nhân vẫn cần nội soi dạ dày để kiểm tra định kỳ, phòng trừ trường hợp tái nhiễm vi khuẩn HP
Chữa trị viêm đau dạ dày mãn tính
Để điều trị viêm dạ dày mạn tính đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì. Các liệu pháp trị bệnh cần phải đảm bảo chữa trị từ các nguyên nhân đến các triệu chứng, đồng thời xóa bỏ các biến chứng có khả năng xảy ra. Bác sĩ thường chỉ định cho các bệnh nhân dùng các loại thuốc sau:
- Thuốc để ức chế cơ thể bơm proton
- Các loại thuốc giúp chống H2 (ví dụ: rantidine)
- Thuốc để dung hòa acid bên trong dạ dày (một số loại chứa canxi cacbonat)
- Sử dụng thuốc để diệt trừ vi khuẩn Hp
Việc điều trị đau dạ dày với thuốc Tây tuy mang đến hiệu quả cao nhưng lại thường dễ gây ra những tác dụng phụ với cơ thể. Bệnh nhân có thể bị đầy bụng, tiêu chảy, phát ban ở trong quá trình sử dụng thuốc. Ngoài ra có nhiều trường hợp sau khi chữa trị khỏi thì lại bị tăng men gan hay suy thận. Để chữa trị bệnh viêm dạ dày mãn tính an toàn, tốt hơn hết bạn cần lựa chọn những loại sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên. Đặc điểm của các bài thuốc này là tác dụng không quá nhanh, tuy nhiên hiệu quả cao về sau và đặc biệt an toàn tuyệt đối.
Hạn chế tối đa dùng các chất kích thích: thuốc là, rượu, bia,… Ngoài việc sử dụng thuốc, các bệnh nhân cần phải chú tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày thì mới chữa tận gốc bệnh đau dạ dày mãn tính:
- Nên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu, hạn chế tối đa ăn các món cay, ăn nhiều loại rau xanh, đồ ăn chiên xào, đồ ngọt, bánh kẹo, những loại hoa quả chua, thức ăn cứng.
- Kiêng sử dụng các loại đồ ăn đóng hộp và thịt chế biến sẵn.
- Không nên để bụng quá no hay quá đói.
- Ăn đúng giờ, đúng bữa.
- Nhai kỹ trong quá trình ăn để giảm áp lực ở dạ dày.
- Khi ăn chia ra thành các bữa nhỏ.
Chẩn đoán viêm loét dạ dày mãn tính
Phương pháp chẩn đoán thông thường nhất đối với là nội soi bằng một mẫu sinh thiết dạ dày. Nội soi giúp kiểm tra thực quản, tá tràng và dạ dày. Nếu như cần bác sĩ sẽ lấy những mẫu mô nhỏ để giúp sinh thiết.
Một số xét nghiệm khác giúp xác định nguyên nhân gây ra viêm dạ dày hay bất cứ biến chứng nào khác, bao gồm:
- Chụp X-quang ở đường tiêu hóa. Dựa vào hình ảnh chụp X-quang các bác sĩ sẽ nhận ra các thay đổi tại niêm mạc dạ dày giống như trợt hoặc loét.
- Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra xem có bị tình trạng thiếu máu hay không. Thiếu máu còn có thể là dấu hiệu của bệnh chảy máu dạ dày.
- Xét nghiệm phân có công dụng kiểm tra sự hiện diện máu ở trong phân, một số biểu hiện khác cho biết thêm rằng có thể bị chảy máu dạ dày.
- Các xét nghiệm với nhiễm trùng H.pylori bằng phương pháp test thở, xét nghiệm phân hoặc máu. Nhiễm trùng vi khuẩn H.pylori còn có thể được xác định bằng các mẫu sinh thiết bên trong dạ dày lấy khi nội soi.
Viêm dạ dày mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày mạn tính chính là yếu tố nguy cơ cho bệnh U lành tính, Ung thư dạ dày, Polyp dạ dày, loét dạ dày phát triển. Các bệnh nhân bị viêm dạ dày tá tràng mạn tính thường do vi khuẩn H.pylori hoặc bệnh viêm dạ dày tự miễn bị phát triển khiến dạ dày bị teo. Viêm dạ dày teo có thể phá hủy những tế bào ở thành niêm mạc dạ dày đồng thời chịu trách nhiệm sản xuất acid và các men tiêu hóa. Viêm dạ dày teo còn có thể dẫn đến 2 dạng ung thư là: U lympho và Ung thư dạ dày liên quan mật thiết tới niêm mạc dạ dày (MALT).