Điều trị bệnh gout bằng thuốc tây có hiệu quả không? Nhóm thuốc điều trị bệnh phổ biến

Một trong những phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn trong điều trị bệnh gout đó chính là thuốc Tây. Tuy nhiên việc lạm dụng các loại thuốc này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe người bệnh. Bởi vậy, đừng quên tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để việc điều trị bệnh gout bằng thuốc Tây đạt được hiệu quả tốt nhất.

Điều trị gout bằng thuốc Tây có hiệu quả không?

Gout là một bệnh lý khá phổ biến xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, gia tăng axit uric, dẫn đến sự kết tinh các tinh thể muối urat tại khớp. Bệnh điển hình với những cơn đau, sưng viêm ở các khớp nhỏ, có tính đối xứng như ngón chân cái, ngón tay, bàn chân bàn tay, đầu gối, khuỷu tay.

Điều trị gout bằng thuốc Tây có hiệu quả không?
Điều trị gout bằng thuốc Tây có hiệu quả không?

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị bệnh gout triệt để, nhìn chung các giải pháp chỉ có khả năng cải thiện một số triệu chứng, giảm đau đớn cho người bệnh. Trong đó, điều trị bệnh gout bằng thuốc Tây đang được ưu tiên lựa chọn bởi khả năng kháng viêm, giảm đau nhanh chóng của các loại thuốc này. Đồng thời thuốc Tây cũng giúp hạn chế sự ảnh hưởng đến khả năng vận động của các khớp, kiểm soát sự tiến triển của bệnh.

Mặc dù mang lại một số hiệu quả nhất định nhưng việc sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài với liều lượng không hợp lý cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khó lường. Do đó, người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị bệnh gout bằng thuốc Tây đạt được hiệu quả tối ưu. 

Các loại thuốc Tây y điều trị bệnh gout được dùng phổ biến

Dưới đây là một số nhóm thuốc Tây thường được dùng trong điều trị bệnh gout:

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid 

Thuốc được chỉ định trong trường hợp xuất hiện những cơn gout cấp với công dụng giúp làm giảm đau, giảm sưng viêm ở khớp bị tổn thương.

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid bao gồm:

  •  Diclofenac

 Loại thuốc này có khả năng ức chế mạnh hoạt tính của cyclooxygenase, do đó sẽ làm giảm đáng kể sự hình thành của các chất trung gian gây viêm như: thromboxan, prostaglandin, prostacyclin. 

Người bệnh uống thuốc trong bữa ăn với liều lượng từ 100 – 150mg/ ngày, chia đều làm 3 lần uống.

Một số tác dụng phụ của thuốc: Nhức đầu, buồn nôn, chướng bụng, ù tai,…

  • Piroxicam

Piroxicam là nhóm thuốc chống viêm mới được tổng hợp, có tác dụng mạnh hơn so với các thuốc NSAID thế hệ trước. Thuốc có khả năng giảm đau và giảm viêm ở các khớp, do đó được áp dụng trong điều trị bệnh gout.

Người bệnh uống 40mg/ ngày, liên tục 5 – 7 ngày, có thể uống gần hoặc trong bữa ăn.

Tác dụng phụ của thuốc: Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…

Thuốc Colchicine 

Thuốc có nguồn gốc từ thực vật, có khả năng ức chế sự tích tụ của các tinh thể urat gây sưng, viêm ở các khớp.

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể về liều lượng sử dụng. Bạn cần tuân thủ những chỉ định đó để hạn chế các biến chứng như buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn máu,…

Thuốc corticoid

Thuốc corticoid
Thuốc corticoid

Corticoid là thuốc có tác dụng chống viêm rất mạnh. Nhưng bởi thuốc có nhiều tác dụng phụ nên thường ít được sử dụng trong chữa trị bệnh gout thông thường. Hơn nữa thuốc còn có tác dụng giảm thải acid uric nên rất dễ khiến bệnh tái phát , gia tăng nguy cơ chuyển biến mãn tính.

Một số thuốc corticoid phổ biến bao gồm: Prednisolon,  Hydrocortisone acetate. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được tiêm corticoid, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều, người bệnh có thể gặp phải tình trạng giòn xương, loãng xương,..

Thuốc ức chế tổng hợp acid uric

Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế men xanthin oxidase – XO, từ đó giảm hàm lượng axit uric. Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc ức chế tổng hợp axit uric khác nhau như: Allopurinol, Febuxostat,…

Thuốc làm tăng đào thải acid uric

Một loại thuốc Tây được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh gout đó là thuốc tăng đào thải axit uric. 

 Probenecid,  Benzbromarone, Lesinurad là các loại thuốc thường được kê đơn với tác dụng ức chế quá trình tái hấp thu axit uric tại ống thận và tăng đào thải axit uric qua đường ruột. 

Thuốc hủy axit uric

Thuốc này thường được sử dụng trong trường hợp bệnh gout có tiến triển nặng (các tinh thể muối đã lắng đọng thành hạt tophi), giảm khả năng vận động của người bệnh. 

2 loại thuốc hủy axit uric thường được dùng nhất đó là: Rasburicase, Pegloticase. Khi dùng loại thuốc này với liều lượng phù hợp sẽ giúp chuyển hóa axit uric thành những hoạt chất đơn giản nhằm tạo điều kiện cho thận đào thải dễ dàng hơn. Nhờ vậy mà các tinh thể muối urat khó có cơ hội kết tinh gây ra những triệu chứng mới của bệnh gout.

Lưu ý khi điều trị bệnh gout bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y mang lại một số hiệu quả nhất định trong việc đẩy lùi một số triệu chứng điển hình của bệnh gout. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về liều dùng, tần suất sử dụng, thời gian, không tự ý tăng, giảm liều lượng, hoặc sử dụng lâu dài, nhất là với các thuốc giảm đau và kháng viêm.
  • Nếu muốn sử dụng đồng thời với các loại thuốc khác, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh tình trạng tương thích thuốc. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Mỗi ngày người bệnh nên uống từ 2,5 – 3 lít nước 
  • Chia sẻ với bác sĩ về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc đã sử dụng cùng tình trạng dị ứng nếu có
  • Thường xuyên tái khám sự tiến triển của bệnh, từ đó bác sĩ sẽ có những điều chỉnh kịp thời về phương pháp điều trị. 
  • Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế dung nạp các loại thịt đỏ, hải sản. Bên cạnh đó, trong bữa ăn hàng ngày nên có rau xanh, hoa quả tươi vì chúng rất tốt cho sức khỏe tổng thể nói riêng và người bệnh gout nói chung. 
  • Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Nhìn chung các loại thuốc điều trị bệnh gout từ Tây y có khả năng cải thiện những triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ khó lường. 

Bài viết được đề xuất